Đến nay, với sự nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó và ra sức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Xã Pà Cò đã có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH. Nhận thức về phong tục tập quán của cộng đồng và các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trong xã có sự đổi mới mạnh mẽ.
Bên cạnh những phong tục, tập quán truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện còn có những hủ tục lạc hậu cần được cải tiến, xóa bỏ. Trong đó, một số hủ tục trong việc tang của đồng bào dân tộc Mông là vấn đề cần quan tâm. Từ rất lâu, người Mông có tục khi trong gia đình có người qua đời phải bắn súng báo hiệu để người chết trong nhà nhiều ngày; không cho người chết vào áo quan và giết mổ nhiều gia súc, gia cầm để báo hiếu với những người đã chết…, Vì vậy làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế của gia đình.
Trước tình hình đó, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc quyết liệt trong công tác dân vận, vận động cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng động dân cư là những người chủ động, tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Từ khi triển khai phong trào thi đua "Dân vận khéo” thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang của đồng bào dân tộc Mông, đến nay, trên địa bàn xã Pà Cò đã có nhiều khởi sắc. Các dòng họ đã thống nhất với nhau không bắn súng để báo hiệu có người vừa qua đời.
Năm 2016, tại xã Pà Cò, cụ bà Phàng Y Khia, mẹ của đồng chí Sùng A Pha, Bí thư Chi bộ xóm Chà Đáy qua đời. Đồng chí Pha đã vượt qua hủ tục lạc hậu bao đời nay, vận động gia đình và dòng họ thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, đưa thi thể mẹ vào áo quan để quan tài trong nhà không quá 24 giờ. Nếu như trước đây theo phong tục, mỗi người con phải mổ 1 con trâu và 1 con bò để cúng lễ cho mẹ thì nay gia đình chỉ mổ 1 con trâu hoặc 1 con bò.
Từ phương thức vận động của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong phong trào thi đua "Dân vận khéo” đạt kết quả cao đã lan tỏa tích cực trong cộng đồng. Đầu năm 2017, trên địa bàn xã Pà Cò có hai người chết là cụ Sùng A Dê, xóm Xà Lĩnh I và cụ Hàng A Tang ở xóm Cang đã được gia đình, dòng họ cho người chết vào áo quan. Đến nay, ở xã Pà Cò đã vận động được 5 gia đình có người chết cho vào áo quan, trong đó, dòng họ Sùng vận động được 3 gia đình có người chết.
Đây là sự đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng, vượt lên những quan niệm cũ không còn phù hợp, đi sâu, bám chắc mà bao lâu nay mặc dù được các cấp, ngành tích cực tuyên truyền, vận động nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực.
Vì vậy, "Dân vận khéo” trong công tác dân vận được coi vừa là biện pháp quy tụ, tập hợp quần chúng, huy động sức người, sức của, vừa là vũ khí để đấu tranh với các thế lực thù địch, vừa là công cụ để giải quyết mọi vấn đề ở nhân dân.
Hà Thị Huân
(Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Mai Châu)
Phương án miễn, giảm giá vé qua trạm BOT Cai Lậy sẽ không giải quyết dứt diểm những bức xúc của người dân khi đi qua đây.
Nguyên bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang, 2 nguyên thứ trưởng bộ này là ông Nguyễn Thái Lai, Bùi Cách Tuyến và nguyên chủ tịch Hà Tĩnh Võ Kim Cự cùng lúc nhận kỷ luật.