(HBĐT) - Trong những ngày thuỷ điện Hoà Bình xả lũ, làng chài dưới chân cầu Hòa Bình - nơi cư ngụ của gần 70 hộ sinh sống từ nhiều năm trở lại đây lao đao với sóng nước.
Mùa
lũ năm nay, nước sông Đà bất ngờ chảy siết, đã gần 5 năm nhà máy thuỷ điện Hoà
Bình mới xả lũ. Không những thế, nước lũ sông Đà qua khu vực thành phố Hoà Bình
còn liên tục thay đổi, lúc hiền hoà, lúc dữ dội do phụ thuộc vào việc vận hành
các cửa xả lũ của thuỷ điện Hoà Bình.
Dân làng chài cuộc sống bị đảo lộn theo cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng. Từ năm ngoái trở về trước khoảng 4 năm, mùa lũ nhưng mức
nước vẫn xanh trong, hiền hoà, việc làm ăn dễ dàng hơn. Thu nhập mùa lũ cũng
như ngày thường đối với người làm nghề chài lưới vào khoảng 300.000 đồng/
người/ngày. Mùa lũ năm nay, nước cuồn cuộn chảy khiến thu nhập từ nghề cá của
bà con khá khó khăn. Theo người dân nơi đây,
với đà xả lũ như hiện nay, mỗi ngày, người dân thu nhập từ đánh bắt cá
cũng chỉ đủ ăn, không có tích luỹ.
Rạng sáng, trong sóng nước đục ngầu của dòng Đà
Giang cuồn cuộn chảy, anh Nông Đức Sinh, một ngư dân tại làng chài ngán ngẩm
cho biết: "Thuỷ điện Hoà Bình giờ đang xả lũ, thành thử nghề của chúng em mùa
hè năm nay thất thu nặng”. Theo anh Sinh, nước lũ năm nay chảy siết, có những
thời điểm nhiều gia đình phải đưa nhà nổi vào trong ngòi phía bờ trái, gần cầu
Hoà Bình hoặc đưa về phía hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình chừng vài km cho an toàn.
Một góc làng chài dưới chân cầu Hòa Bình (TP Hòa Bình).
Chia tay anh Sinh, tìm mãi mới đến nhà trưởng
xóm chài, ông Ngô Văn Thông, sinh năm
1953, sinh sống tại đây hàng chục năm cho biết: Cả xóm chài hiện có gần 70 gia
đình, trong đó có 13 hộ trong diện tạm trú. Toàn xóm hiện có 247 nhân khẩu, hầu
hết người dân trong xóm theo đạo Công giáo. Nhìn chung, đời sống khá khó khăn
do làm nghề sông nước nên thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Cũng theo ông Thông, mặc dù vậy, trong những năm
qua, chính quyền thành phố Hòa Bình đặc biệt quan tâm. Do đó, việc học hành,
đến trường của các cháu rất thuận lợi. Đối với tín ngưỡng, chính quyền thành
phố luôn tạo điều kiện cho người dân. Bên cạnh đó, an ninh trật tự đảm bảo nên
người dân có điều kiện phát triển kinh tế...
Tuy vậy, mới đây, UBND thành phố Hoà Bình đã chỉ
đạo toàn bộ xóm chài di dời về phía hạ lưu, cách khu vực cũ vài km đảm bảo cảnh
quan cho khu vực 2 bờ sông Đà cũng như đảm bảo an toàn cho ngươì dân mùa mưa
lũ. Thời điểm UBND thành phố đưa ra đối với người dân xóm chài này là đến tháng
12/2017 phải di dời cả xóm. Về vấn đề này, theo ông Ngô Văn Thông, cơ bản người
dân xóm chài luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tuy
nhiên, đối với việc di dời các hộ dân về nơi bến mới, thành phố cũng nên quan
tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Cụ thể, theo ông Ngô Văn Thông, hiện dọc tuyến
sông Đà đã có nhiều điểm người dân tập trung đánh bắt cá như khu vực xã Trung
Minh, phường Tân Hoà, bến phà Quả lắc... Chính vì vậy, việc khai thác, đánh bắt
thuỷ sản trên khu vực sông Đà nếu không khảo sát kỹ sẽ dẫn đến tranh chấp giữa
người dân làm nghề với nhau, gọi là "xâm phạm” ngư trường truyền thống.
Thêm nữa, theo ông Thông, việc di dời hàng chục
hộ dân xóm chài cùng lúc cũng cần có sự quan tâm, tìm hiểu nguyện vọng từ phía
chính quyền với người dân. Qua đó giúp giải quyết những vấn đề có thể gây bức
xúc, tránh xáo trộn đời sống nhân dân, đồng thời, tạo điều kiện ổn định tinh
thần, giúp nhân dân chấp hành tốt nhất những chủ trương, chính sách của thành
phố.
H.T
(HBĐT) - Ngày 20/8, Thành đoàn Hòa Bình phối hợp với Trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức Hội trại hè và Liên hoan Dân vũ TTN thành phố năm 2017. Tham gia có 7 đơn vị xã, phường với gần 400 ĐVTN.
(HBĐT) - "Có thể thấy, chiến dịch tình nguyện hè ngày nay không chỉ gói gọn trong hai chữ "phong trào” mà đã trở thành hoạt động được các bạn trẻ mong đợi được tham gia như cách để lan tỏa yêu thương, tinh thần nhân văn và quan trọng hơn cả là dám dấn thân ở những trải nghiệm mới.”- Anh Hoàng Xuân Giao, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định.
(HBĐT) - Gần dân, sát dân, nắm đối tượng để tuyên truyền, vận động góp phần ngăn chặn, đầy lùi tệ nạn xã hội trên địa bàn, đó là công việc những đội viên đội công tác xã hội tình nguyện huyện Lạc Sơn đã thực hiện khá tốt trong nhiều năm qua. Những nỗ lực của họ đã được cấp ủy, chính quyền cơ sở ghi nhận.
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy được UBND tỉnh phân công giúp đỡ xã Hợp Thanh huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Hoạt động công chứng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Những năm gần đây, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh có sự phát triển, nhiều văn phòng công chứng được thành lập. Bên cạnh đó còn những khó khăn, bất cập cần tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động công chứng.
(HBĐT) - Hiện nay, nguồn thực phẩm cung ứng cho thị trường TP Hòa Bình chủ yếu được nhập từ tỉnh Phú Thọ và một số ít của các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong... Nguồn thực phẩm do người dân sản xuất tại chỗ chiếm khoảng 25%.