(HBĐT) - Không khí đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất đã bắt đầu tưng bừng, tấp nập. Người tiêu dùng trong tỉnh bận rộn mua sắm hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu dịp Tết của gia đình. Trong lúc này, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP dễ bề trà trộn, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát. Lực lượng chức năng mà nòng cốt là QLTT ra quân làm nhiệm vụ, góp phần bảo đảm lợi ích của nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.


Chị Bùi Thị Khuyên ở tổ 6, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) cho biết: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) tỉnh, tôi được biết 1 trong 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng hiện nay là được lựa chọn hàng hóa đảm bảo chất lượng theo nhu cầu. Từ đó, mỗi khi mua sắm hàng hóa, tôi luôn vận dụng quyền trên để mua được những sản phẩm tiêu dùng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải những món đồ đã cận hạn, hết hạn, chất lượng không đúng so với quảng cáo. Đây là một trong không nhiều người tiêu dùng trong tỉnh nhận thức được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của người tiêu dùng. Thực tế còn không ít người dân chưa nắm bắt được quyền lợi của mình. Lợi dụng điều này, một số gian thương có cơ hội vận chuyển, trà trộn hàng giả, hàng nhái với hàng thật, đưa hàng kém chất lượng về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nơi nhận thức của bà con còn hạn chế để buôn bán trục lợi. Tại chợ trung tâm cụm xã Tân Minh (Đà Bắc), khi được hỏi, bà Xa Thị Hợi ở xóm Phổn, xã Tân Pheo bộc bạch: Hàng hóa, nhất là các loại bánh, mứt kẹo, hoa quả, rượu khi mua, tôi chưa để ý đến trên nhãn, mác viết những thông tin gì. Chủ yếu thấy rẻ, hợp với túi tiền thì mua về cho con, cho cháu.

Qua khảo sát của chúng tôi, không chỉ ở các chợ ở thành phố Hòa Bình và trung tâm các huyện lỵ mới có hàng hóa đa dạng, bắt mắt mà tại các chợ phiên, hàng quán vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng bày bán rất phong phú mặt hàng Tết. Tuy nhiên, nếu như thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ rất khó lường. Kể từ tháng 1 đến nay, Đội QLTT các huyện, thành phố đã triển khai lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cửa hàng, đại lý, trung tâm mua sắm, trọng tâm là tại các chợ phiên. Đây là điểm mua bán, trao đổi tập trung của người dân các xã vùng khó, lượng hàng hóa dịp Tết tập kết nhiều. Nhiều vụ việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã được lực lượng chức năng phát hiện và xử lý tại các chợ này.


Người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa thận trọng kiểm tra nhãn mác, xuất xứ khi mua sắm hàng hóa Tết ở phiên chợ Bò - Lũng Vân (Tân Lạc).

Trong tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã kiểm tra và phối hợp kiểm tra 347 vụ, xử lý vi phạm hành chính 239 vụ với 252 hành vi. Trong đó có 1 hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng giả, 9 hành vi vi phạm kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, 122 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá, 10 hành vi vi phạm các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý có tới 101 hành vi vi phạm về hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng, nhãn hàng hóa, chiếm 40,08% tổng số hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm về ATTP có 8 vụ. Điển hình trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ quyền lợi của NTD khi mua sắm hàng hóa dịp Tết là Đội QLTT số 13 chống hàng giả và gian lận thương mại độc lập và phối hợp kiểm tra 21 vụ, xử lý vi phạm hành chính và xử phạt, tịch thu hàng hóa gần 75 triệu đồng. Đội QLTT số 6 huyện Đà Bắc độc lập và phối hợp kiểm tra 24 vụ, xử lý vi phạm hành chính 6 vụ. Đội QLTT số 4 huyện Tân Lạc độc lập và phối hợp kiểm tr 26 vụ, xử lý vi phạm hành chính 22 vụ…


Bùi Minh

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục