(HBĐT) - Không chỉ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau để "vạn dặm bình an”, họ còn giang tay giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn. Những trái tim ấm nóng tình yêu thương đã trở thành chỗ dựa cho những mảnh đời bất hạnh và mầm sống được gieo lên ở những vùng đất khó.
Hội lái xe 28 phối hợp với nhóm áo đỏ Hòa Bình tặng quà và
lợn giống cho hộ gia đình khó khăn ở xã Lũng Vân (Tân Lạc).
Chúng tôi đang nhắc đến những hoạt động đầy tính
nhân văn của Hội lái xe 28 (HLX 28). Dù là hội nhóm mới được thành lập đầu năm
2017 thế nhưng đến nay, hội đã không ngừng phát triển. Sự ra đời của hội không
chỉ kết nối các "bác tài” với nhau trên khắp các nẻo đường, mà những hoạt động
thiện nguyện của hội đã cưu mang không ít hoàn cảnh éo le.
"Vạn dặm bình an”
Tháng 1/2017, HLX 28 chính thức ra mắt với khẩu hiệu,
phương châm hoạt động tóm gọn trong bốn chữ "vạn dặm bình an”. Anh Phan Mạnh
Thắng, Hội phó HLX 28 chia sẻ: Mục đích thành lập Hội là để anh em lái xe phối
hợp với nhau trong hoạt động cứu hộ, cứu nạn đối với trường hợp thành viên
trong nhóm bị tai nạn, gặp sự cố. Đồng thời cũng là để giúp đỡ nhau trong cuộc
sống, ai gặp khó khăn thì các thành viên trong hội chung tay giúp đỡ. Ban đầu
khi mới thành lập, hội mới có 11 thành viên, chủ yếu là anh em ở TP Hòa Bình.
Tuy nhiên, sau khi thấy được những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, anh em xin
gia nhập rất đông. Đến nay, tổng số thành viên của hội gần 200 người. ở các
huyện trong tỉnh đều đã thành lập các chi hội. Các thành viên luôn có sự kết
nối chặt chẽ với nhau và nhiệt tình tham gia các hoạt động của hội.
Để thuận lợi cho việc trao đổi, cập nhật thông tin kịp
thời, ngay khi mới thành lập, hội đã tạo nhóm trên mạng xã hội facebook, với
tên gọi là HOI LAI XE 28. Tại đây, hội ban hành nội quy hoạt động, những quyền
lợi, nghĩa vụ của các thành viên khi gia nhập hội. Khác với những hội nhóm khác
trên mạng xã hội, các thành viên HLX 28 có cách xưng hô khá lạ, họ gọi nhau
thân mật là "các cụ, các mợ”. Trong nội quy của nhóm cũng nêu rõ, nghiêm cấm
các thành viên bình luận phản cảm, văng tục, chửi bậy.
Anh Bùi Văn Đông là một trong những thành viên đầu
tiên của hội, hiện anh là chi hội trưởng HLX thành phố Hòa Bình. Với đặc thù
của công việc là buôn bán nên anh Đông phải lái xe đi nhiều nơi trong và ngoài
tỉnh. Anh cho biết, khi chưa có HLX, anh chỉ có một vài mối quan hệ thân quen
còn hiện nay đi đâu anh cũng có những người đồng nghiệp sẵn sàng tiếp đón và
giúp đỡ nếu gặp sự cố trên đường. "Hiện nay, hội có rất đông thành viên nên
mình không thể biết mặt hết được. Thế nhưng, khi tham gia hội, các thành viên
đều được phát lô gô và dán ở xe ô tô của mình, đó chính là đặc điểm để chúng
tôi nhận ra nhau khi đi trên đường. Nếu gặp các thành viên của hội dù là trong
tỉnh hay ngoại tỉnh, chúng tôi đều tít còi chào nhau. Khi các thành viên gặp
vấn đề gì ở trên địa bàn của mình thì mình có trách nhiệm giúp đỡ họ”, anh Đông
chia sẻ.
Nơi nào khó có người lái xe
Ngay từ khi thành lập, HLX 28 đã tổ chức chuyến thiện
nguyện về tặng quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn ở xã Suối Nánh (Đà Bắc).
Đợt mưa lũ lịch sử đầu tháng 10/2017 đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với
huyện vùng cao nghèo khó này. Trong lúc hoạn nạn, bà con Đà Bắc đã nhận được sự
hỗ trợ từ các mạnh thường quân ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, không thể
không kể đến HLX 28, những người đã lao mình vào điểm nóng, bất chấp hiểm nguy.
Anh Bùi Văn Đông, Phan Mạnh Thắng cùng nhiều thành viên khác của hội liên tục
đi vào các điểm nóng ở các xã chịu thiệt hại nặng nề. Anh Đông kể, mưa lớn
khiến đường bộ bị cô lập vì sạt lở, xe thông đến đâu là anh cùng một số thành
viên khác của HLX 28 vào đến đó. Anh bảo, phải đi vào tận nơi mới nắm được tình
hình thực tế và có phương án để vận chuyển hàng cứu trợ kịp thời đến bà con.
"Không thể nhớ được, cứ liên tục, có hôm đi cả buổi tối vì khi mình kết nối với
HLX các tỉnh bạn họ đều quyên góp và chở hàng cứu trợ về. Vì đường rất khó đi
nên hội của mình đứng ra để chuyển lên cho bà con. Vất vả, cả nguy hiểm nhưng
chúng tôi đều nỗ lực vì bà con đang rất cần sự giúp đỡ”, anh Đông chia sẻ.
Không chỉ có cánh mày râu, những thành viên nữ như chị
Nguyễn Thị Thanh Tuyền, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), cũng đã bất chấp nguy
hiểm để dẫn hơn mười đoàn thiện nguyện lên tặng quà cho bà con huyện Đà Bắc.
Với việc làm đó, 4 thành viên của HLX 28 đã nhận được giấy khen của Hội CTĐ về
những đóng góp trong phong trào thiện nguyện, tham gia khắc phục hậu do thiên
tai gây ra. Hội cũng nhận được bằng khen của UBND tỉnh.
Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả. Hiện nay, HLX đã và
đang nhận nuôi hai cháu bé mồ côi ở huyện Đà Bắc, 1 cháu tàn tật ở TP Hòa Bình.
Đặc biệt, trước hoàn cảnh hết sức khó khăn của gia đình anh Bùi Văn Nguyên, xóm
Bái Trang 1, xã Đông Lai (Tân Lạc), các thành viên trong hội đã quyên góp để
xây dựng nhà tình thương. Còn nhớ, 3 tháng trước khi về thăm gia đình anh
Nguyên, chúng tôi ái ngại trước ngôi nhà sàn nhỏ như túp lều xiêu vẹo. Với 3
đứa con đang tuổi ăn học, trong khi anh Nguyên - lao động chính bị tai nạn lao
động khiến sức khỏe suy giảm, anh chị không dám mơ về một ngôi nhà khang trang
cho các con đỡ lạnh trong mùa đông. Thế nhưng, HLX 28 đã đem lại niềm vui, niềm
tin cho họ, niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn khi đã có căn nhà xây chắc
chắn. "Nếu không có các anh, chị ấy giúp đỡ thì không biết đến bao giờ gia đình
tôi mới làm được nhà mới”- Chị Bùi Thị Huế, vợ anh Nguyên nghẹn ngào chia sẻ.
Không phải thành viên nào của hội cũng khá giả, thậm
chí có những thành viên đang trải qua giai đoạn khó khăn trong công việc. Thế
nhưng, trước những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, họ vẫn sẵn sàng san sẻ, giúp
đỡ. Các thành viên trong hội bán đấu giá những món đồ trang sức, thậm chí cả
những kỷ vật đã gắn bó bên mình để xây
dựng quỹ từ thiện. ở khắp các chi hội, họ đều xây dựng những tủ quần áo và mỗi
tháng, những người lái xe vẫn cần mẫn
vượt quãng đường trắc trở để đem quần áo, gạo và những đồ dùng thiết yếu đến
với những vùng khó khăn. Với họ, cho đi là mình đang nhận lại. Những nghĩa cử
cao đẹp của những người cầm vô lăng đã gieo vào đời những mầm xuân ấm áp của
tình người.
Viết Đào
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội CCB thành phố Hòa Bình đã phát huy truyền thống, phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, tiên phong gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó đóng góp tích cực cùng cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.
(HBĐT) - 7 năm (2011-2017) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, đến nay, xã Hoà Bình, TP Hòa Bình đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến với xã Hoà Bình, chúng tôi cảm nhận rõ diện mạo NTM. Những con đường bê tông rộng mở trường học mới khang trang, nhà nhà hăng hái thi đua xây dựng đời sống văn hóa, lao động, sản xuất nâng cao đời sống.
Ngày 28-2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 2 (từ ngày 16-1 đến 15-2), cả nước xảy ra 1.583 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 726 người và bị thương 1.169 người.
(HBĐT) - Sau 5 năm (2012 - 2017), toàn tỉnh đã tổ chức được 852 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho gần 26.000 lao động. Trong đó đã có hơn 19.000 người (chiếm 74%) có việc làm hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn, vượt 4% so với kế hoạch đề ra. Một điểm nhấn trong thời gian qua đó là tỉnh ta đã triển khai tương đối tốt việc đào tạo nghề theo vị trí việc làm đối với nghề may tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như Công ty may Việt Hàn, Công ty may xuất khẩu 3/2, Công ty cổ phần may xuất khẩu Sông Đà…
(HBĐT) - Hiện, Công đoàn các KCN tỉnh có 12.015 đoàn viên, sinh hoạt tại 27 công đoàn cơ sở. Công nhân lao động (CNLĐ) chủ yếu là lao động phổ thông, sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Công đoàn các KCN luôn đặt công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chăm lo đời sống cho người lao động (NLD) lên hàng đầu.
(HBĐT) - Được sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tết Mậu Tuất 2018, LĐLĐ tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ người lao động như: thăm hỏi, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động thất nghiệp hoặc đang bị bệnh hiểm nghèo... Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiền lương, tiền thưởng, các chế độ, chính sách đối với đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy” cho người lao động. Đây là năm thứ 2 chương trình "Tết sum vầy” được LĐLĐ tỉnh tổ chức ở quy mô cấp tỉnh tại Quảng trường Hòa Bình nhằm giúp công nhân lao độõng (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn vui đón Tết cổ truyền sum vầy, đầm ấm, hạnh phúc.