(HBĐT) - Sau 5 năm (2012 - 2017), toàn tỉnh đã tổ chức được 852 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho gần 26.000 lao động. Trong đó đã có hơn 19.000 người (chiếm 74%) có việc làm hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn, vượt 4% so với kế hoạch đề ra. Một điểm nhấn trong thời gian qua đó là tỉnh ta đã triển khai tương đối tốt việc đào tạo nghề theo vị trí việc làm đối với nghề may tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như Công ty may Việt Hàn, Công ty may xuất khẩu 3/2, Công ty cổ phần may xuất khẩu Sông Đà…


Người khuyết tật các xã vùng cao huyện Tân Lạc được hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Bùi Thị Hoa (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình) cho biết: Trước đây, tôi ở nhà làm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp, không đảm bảo đời sống gia đình. Tôi đã xin vào làm việc tại Công ty may Việt Hàn (phường Chăm Mát, TP Hòa Bình). Tại đây, tôi đã được học nghề may công nghiệp theo vị trí việc làm. Đến nay, sau hơn 2 năm làm việc, tôi có tay nghề ổn định, thu nhập đạt gần 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tôi còn được đảm bảo đầy đủ các chế độ về BHYT, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thưởng các ngày lễ, Tết…

Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH, hiện nay, tỉnh ta có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội như: Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Sở GD&ĐT, Hội LHPN, Hội Nông dân… đã phối hợp hoặc trực tiếp tổ chức các lớp dạy nghề cho nhân dân, hội viên. Tiêu biểu như Hội Nông dân, giai đoạn 2012 - 2017 đã mở được 264 lớp dạy nghề cho hơn 6.100 lượt hội viên; phối hợp tổ chức 523 lớp cho hơn 18.300 hội viên nông dân học các nghề: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây có múi, sửa chữa máy nông nghiệp… Hội LHPN tỉnh đã mở 27 lớp nghề cho gần 830 học viên, phối hợp tổ chức 319 lớp dạy nghề cho trên 10.000 học viên là phụ nữ với các nghề: trồng rau an toàn, nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, chẻ tăm mành, làm chổi chít, làm hương…

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn thời gian qua được tỉnh ta thực hiện theo phương châm "chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”, gắn đào tạo nghề với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã quan tâm nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, làm tiền đề chỉ đạo hoàn thiện, nhân rộng mô hình dạy nghề trong những năm tiếp theo. Những năm gần đây, tỉnh đã nhân rộng các mô hình phi nông nghiệp hiệu quả như: đào tạo nghề may công nghiệp theo vị trí việc làm tại Công ty may Việt Hàn; nghề thêu dệt thổ cẩm tại HTX Vọng Ngàn (huyện Tân Lạc) và HTX thổ cẩm du lịch Chiềng Châu (Mai Châu); nghề chổi chít xuất khẩu tại hộ kinh doanh cá thể Ngô Quang Khương (huyện Kỳ Sơn). Các địa phương trong tỉnh tập trung nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng mía, trồng rau sạch… tại các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn… Đặc biệt là mô hình dạy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi tại huyện Cao Phong và Tân Lạc cho hiệu quả rõ rệt. Nhiều hộ đã thoát nghèo và trở thành tỷ phú sau khi được học nghề và tham gia mô hình.

Đáng ghi nhận là giai đoạn 2012 - 2017, tỉnh đã đào tạo nghề cho gần 16.500 lao động là nữ; gần 23.000 người dân tộc thiểu số; 41 người được hỗ trợ học nghề thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; 433 người được hỗ trợ học nghề là người khuyết tật; hơn 1.100 người được hỗ trợ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo và gần 190 người được hỗ trợ học nghề theo diện đối tượng bị thu hồi đất. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng lên. Người lao động sau học nghề đã biết cách tiếp cận và vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ. Một số lao động có tay nghề đã được nhận vào làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… Từ đó nâng cao thu nhập cho bản thân, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.

Dương Liễu


Các tin khác


Người dân thắc mắc đi lễ chùa ở Yên Tử phải nộp phí

Người dân đi du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (Quảng Ninh) phải nộp phí từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng.

Cựu thư ký ông Xuân Anh giải trình việc ở nhà Vũ ‘nhôm’

Cựu thư ký ông Xuân Anh cho hay do có mối quan hệ thân quen với Vũ ‘nhôm’ nên đã mượn tạm căn nhà tại đường Nguyễn Thái Học để ở nhờ.

Hội NCT tỉnh tổ chức mừng thọ hội viên thuộc BCH Hội NCT khóa II

(HBĐT) - Ngày 26/2, Hội NCT tỉnh đã tổ chức lễ mừng thọ các đồng chí Ủy viên BCH Hội NCT tỉnh khóa II và phản ánh công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong dịp Tết Nguyên đán 2018.

Cho vay theo Quyết định số 755 - đòn bẩy giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo

(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, đời sống khó khăn là chương trình tín dụng được thực hiện năm 2015 theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn có nhu cầu chuyển đổi nghề. Nguồn vốn ưu đãi đã đem lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy giúp người nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Tết của những người xa quê

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, mọi người tất bật hoàn tất công việc để đón xuân hạnh phúc bên gia đình, bạn bè… Hòa trong nhịp sống hối hả đó là những người lao động nghèo xa quê. Họ miệt mài làm việc với mong muốn có thêm thu nhập cho gia đình.

Tung còn ngày xuân

(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, trên khắp các bản, làng trong tỉnh tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó, tung còn là một trong những hoạt động vui nhất, thu hút nhiều thanh niên nam, nữ tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục