(HBĐT) - 7 năm (2011-2017) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, đến nay, xã Hoà Bình, TP Hòa Bình đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến với xã Hoà Bình, chúng tôi cảm nhận rõ diện mạo NTM. Những con đường bê tông rộng mở trường học mới khang trang, nhà nhà hăng hái thi đua xây dựng đời sống văn hóa, lao động, sản xuất nâng cao đời sống.
Mô hình nấm linh chi của HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Với tinh thần nhóm tiêu chí, chỉ tiêu không cần
vốn được ưu tiên làm trước, xã đã tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa của chương
trình xây dựng NTM bằng nhiều hình thức đến người dân. Mỗi ban, ngành, đoàn thể
đều được gắn với các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể. UBMTTQ xã vận động nhân dân
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, huy động các nguồn lực, tham gia giám sát xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hội Nông dân vận động hội viên gương mẫu đi đầu
trong chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi. Đoàn thanh niên xung kích, xây
dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp… Tất cả đều chung tay, góp sức để xã khang
trang, đổi mới như hôm nay.
Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Bình Lê Minh Hưng cho biết:
"Được sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP Hòa Bình cùng sự phối
hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, Đảng bộ, chính quyền xã Hoà Bình đề ra
mục tiêu, kế hoạch cụ thể trong xây dựng NTM. Bên cạnh đó, chúng tôi huy động
mọi nguồn lực, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân để triển khai nhiều
chương trình, đề án trong xây dựng NTM. Đến nay, kết cấu hạ tầng được đầu tư
kiên cố, chính sách an sinh xã hội được quan tâm, tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ổn định. Đó là thành quả tích cực sau nhiều năm phát huy
thế mạnh của cả hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng NTM”. Trong 7 năm, xã
huy động nguồn lực gần 150 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 32 tỷ
đồng, vốn chủ yếu làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây
dựng nhà ở dân cư, nhà văn hóa xóm.
Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển
tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm..., thu nhập bình quân
đầu người của xã tăng từ 3 - 4 triệu đồng/năm. Đặc biệt, xã có HTX dịch vụ nông
nghiệp Hòa Bình, thành lập trên cơ sở tổ hợp tác xóm Thăng hoạt động có hiệu
quả gồm 12 thành viên với ngành nghề chính là trồng và sản xuất rau an toàn,
rau đặc sản miền núi, cây gia vị, dược liệu, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các
loại nông, lâm, thủy sản… HTX hoạt động có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. HTX đã tạo việc làm
và thu nhập ổn định cho trên 70 lao động với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu
đồng/người/tháng. Hiện nay, thu nhập bình quân của xã đạt 37,2 triệu
đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,24%.
"Xác định đạt chuẩn NTM là mục tiêu trước mắt. Mục
tiêu lâu dài của xã là làm thế nào để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu
chí NTM. Vì thế, chúng tôi có kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm
tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức người dân trong
xây dựng NTM. Chúng tôi tiếp tục duy trì, phát huy những thành quả đạt được và
phấn đấu có những bước tiến mới để bộ mặt nông thôn xã ngày càng khởi sắc” -
Phó Chủ tịch UBND xã Lê Minh Hưng khẳng định.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Đến nay, công đoàn ngành giáo dục tỉnh có 50 đơn vị có UBKT, với tổng số 155 ủy viên, 5 đơn vị cử cán bộ phụ trách công tác kiểm tra Công đoàn. Thực hiện công tác kiểm tra công đoàn, 5 năm qua, UBKT Công đoàn giáo dục Hòa Bình đã kiểm tra được 292 lượt công đoàn cơ sở, 5 cuộc kiểm tra đồng cấp, 100% UBKT công đoàn cơ sở thực hiện kiểm tra đồng cấp 2 lần một năm. Qua kiểm tra cho thấy, các công đoàn cơ sở đã thực hiện nghiêm túc Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở giai đoạn 2013 - 2018, LĐLĐ huyện Cao Phong đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động công nhân viên chức lao động gia nhập tổ chức công đoàn; thường xuyên phối hợp tổ chức khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để vận động thành lập tổ chức công đoàn khi doanh nghiệp có đủ điều kiện.
Người dân đi du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (Quảng Ninh) phải nộp phí từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng.
Cựu thư ký ông Xuân Anh cho hay do có mối quan hệ thân quen với Vũ ‘nhôm’ nên đã mượn tạm căn nhà tại đường Nguyễn Thái Học để ở nhờ.
(HBĐT) - Ngày 26/2, Hội NCT tỉnh đã tổ chức lễ mừng thọ các đồng chí Ủy viên BCH Hội NCT tỉnh khóa II và phản ánh công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong dịp Tết Nguyên đán 2018.
(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, đời sống khó khăn là chương trình tín dụng được thực hiện năm 2015 theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn có nhu cầu chuyển đổi nghề. Nguồn vốn ưu đãi đã đem lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy giúp người nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.