(HBĐT) - Được sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tết Mậu Tuất 2018, LĐLĐ tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ người lao động như: thăm hỏi, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động thất nghiệp hoặc đang bị bệnh hiểm nghèo... Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiền lương, tiền thưởng, các chế độ, chính sách đối với đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức chương trình "Tết sum vầy” cho người lao động. Đây là năm thứ 2 chương trình "Tết sum vầy” được LĐLĐ tỉnh tổ chức ở quy mô cấp tỉnh tại Quảng trường Hòa Bình nhằm giúp công nhân lao độõng (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn vui đón Tết cổ truyền sum vầy, đầm ấm, hạnh phúc.


Công nhân lao động thi gói bánh chưng trong chương trình "Tết sum vầy” 2018 do LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức. 

Đồng chí Bùi Tiến Lực, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Chương trình "Tết sum vầy” 2018 gồm phần lễ và hội. Phần lễ gồm văn nghệ chào mừng, trao Kỷ niệm chương ghi nhận 13 doanh nghiêp đã quan tâm chăm lo đời sống của người lao động, 560 suất quàcho người lao động có hoàn cảnh khó khăn (mỗi suất từ 350.000 đến 1 triệu đồng), trao 200 vé xe cho người lao động về quê ăn Tết. Phần hội với chủ đề "Không gian chiều cuối năm”, gồm giao lưu văn nghệ, thi gói bánh chưng với sự tham gia của các công đoàn ngành và công đoàn TP Hòa Bình, Công đoàn cơ quan LĐLĐ tỉnh. Mỗi đội có 4 thành viên, trong thời gian 90 phút gói 20 chiếc bánh chưng không dùng khuôn với các tiêu chí, vuông vừa vặn, đảm bảo kích thước, đẹp mắt, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Là một thành viên của đội thi gói bánh, chị Bùi Thị Liên - công nhân Công ty TNHH Pacific cho biết: Đón xuân 2018 tôi thấy rất vui vì được Công ty quan tâm đến đời sống công nhân. Ngoài thưởng Tết, chúng tôi còn được LĐLĐ tỉnh tổ chức chương trình Tết sum vầy, hỗ trợ thêm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn và được tham gia thi gói bánh chưng, các trò chơi... Bên cạnh gói bánh chưng là các cuộc thi kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống. Có thể nói sau những ngày làm việc vất vả, được đến với "Tết sum vầy”, CNLĐ đã được hòa mình vào các trò chơi, được công đoàn tặng quà tạo niềm vui, sự phấn chấn.

Được biết trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, toàn tỉnh có 6 huyện tổ chức "Tết sum vầy” cấp huyện và được các doanh nghiệp đồng hành, trao tặng 480 suất quà cho người lao động. Ngoài ra, các công đoàn cơ sở đều phối hợp với chuyên môn, chính quyền có những hoạt động chăm lo Tết như thanh toán tiền lương, tiền thưởng Tết, trao quà Tết nhằm quan tâm, chăm lo tới đoàn viên và người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Theo thống kê về tiền thưởng Tết Mậu Tuất, bình quân CNLĐ các doanh nghiệp trong nước có quy mô sử dụng trên 100 lao động đạt trên 2,7 triệu đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trung bình 3,5 triệu đồng; số đông doanh nghiệp có quy mô nhỏ thưởng bình quân từ 500.000 đến 2 triệu đồng. Mức thưởng cao nhất được ghi nhận tại Công ty CP thương mại Dạ Hợp là 125 triệu đồng, Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam 96 triệu, Công ty TNHH Almine Việt Nam 25 triệu và Công ty Bất động sản An Thịnh 15 triệu đồng...

Có thể nói, việc tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động của các cấp công đoàn là việc làm hết sức cần thiết nhằm kịp thời động viên về vật chất, tinh thần, giúp người lao động được đón Tết Mậu Tuất ấm cúng, trọn vẹn. Qua đó giúp đoàn viên và người lao động hiểu rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn; động viên, khích lệ đoàn viên, lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân, gắn bó với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn.

 Minh Tuấn

Các tin khác


Hội NCT tỉnh tổ chức mừng thọ hội viên thuộc BCH Hội NCT khóa II

(HBĐT) - Ngày 26/2, Hội NCT tỉnh đã tổ chức lễ mừng thọ các đồng chí Ủy viên BCH Hội NCT tỉnh khóa II và phản ánh công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong dịp Tết Nguyên đán 2018.

Cho vay theo Quyết định số 755 - đòn bẩy giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo

(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, đời sống khó khăn là chương trình tín dụng được thực hiện năm 2015 theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn có nhu cầu chuyển đổi nghề. Nguồn vốn ưu đãi đã đem lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy giúp người nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Tết của những người xa quê

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, mọi người tất bật hoàn tất công việc để đón xuân hạnh phúc bên gia đình, bạn bè… Hòa trong nhịp sống hối hả đó là những người lao động nghèo xa quê. Họ miệt mài làm việc với mong muốn có thêm thu nhập cho gia đình.

Tung còn ngày xuân

(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, trên khắp các bản, làng trong tỉnh tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó, tung còn là một trong những hoạt động vui nhất, thu hút nhiều thanh niên nam, nữ tham gia.

Góp tình, trao Tết, đón xuân sang

(HBĐT) - Tết này, bốn mẹ con chị Đinh Thị Xiêu (xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc) đón xuân ở nhà mới. Từ nay, ngôi nhà hai tầng xây đơn giản và gọn gàng sẽ là mái ấm yên ổn cho bốn mẹ con sinh sống, quên đi ám ảnh kinh hoàng trong đêm 12/10/2017 - khi hàng nghìn m3 đất, đá khu vực thác Khanh đổ ập xuống, vùi lấp 8 căn nhà, trong đó có căn nhà nhỏ của 4 mẹ con chị Xiêu.

Thị trường sau Tết ổn định, sớm đi vào nề nếp

(HBĐT) - Năm nay, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đón Tết trong tiết trời ấm áp. Cũng chính vì vậy mà ngay sau Tết Nguyên đán, trong khoảng từ mồng 5 âm lịch trở ra, nhịp độ cuộc sống sớm trở lại bình thường. Thị trường sau Tết cũng diễn ra tương tự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục