(HBĐT) - Bằng nhiều hoạt động thiết thực như phối hợp tổ chức dạy nghề, phục hồi chức năng, trao tặng xe lăn, phẫu thuật chỉnh hình… Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã trở thành địa chỉ tin cậy của những người tàn tật, trẻ mồ côi và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Các
hội viên khuyết tật và trẻ mồ côi được hỗ trợ đào tạo nghề tạo việc làm tại
Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành.
Đối với những người khuyết tật, trẻ mồ côi huyện
Lương Sơn và các vùng lân cận, Trung tâm bảo trợ nhân đạo Minh Đức từ lâu đã
trở nên quen thuộc. Đến với trung tâm, người khuyết tật và trẻ mồ côi không chỉ
được hướng dẫn học nghề may, thêu ren mà còn được hỗ trợ để có việc làm với mức
thu nhập ổn định từ 2 - 3 triệu đồng/tháng.
Cùng với Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức,
Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (thành phố Hòa Bình) cũng là cơ sở đào
tạo nghề quen thuộc cho nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh hiện nay. Được
thành lập từ năm 2003, Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành đã đào tạo nghề
miễn phí cho hơn 4.000 người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh với các nghề
may, thêu, mây, tre đan, chổi chít… Sau khi học xong, nhiều người khuyết
tật đã gắn bó với trung tâm và có việc làm, thu nhập ổn định, có điều kiện để
hòa nhập xã hội và khám phá chính bản thân mình thông qua các lớp học văn hóa,
năng khiếu về âm nhạc, nhạc cụ do trung tâm phối hợp tổ chức. Trung tâm đã se
duyên và trở thành mảnh đất lành cho nhiều cặp vợ chồng người khuyết tật gây
dựng mái ấm, ổn định cuộc sống.
Toàn tỉnh hiện có 2,2 vạn người tàn tật và trẻ mồ côi,
chiếm gần 3% dân số, trong đó, người tàn tật không còn khả năng lao động hơn 6
nghìn người, trẻ mồ côi 2.878 cháu. Đa số người khuyết tật và trẻ mồ côi trên
địa bàn tỉnh sống trong hoàn cảnh khó khăn. ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch
Hội người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh cho biết: Thực tế, để tạo việc làm cho
người khuyết tật trong độ tuổi lao động hiện nay là rất khó do tỉnh ta còn là
một tỉnh nghèo, không có nhiều doanh nghiệp, mặt khác, số lượng doanh nghiệp
chấp nhận tuyển lao động khuyết tật cũng chưa nhiều. Tuy nhiên, với sự phối hợp
của các cấp, các ngành, Hội cũng đã kết nối để một số doanh nghiệp có các ngành
nghề phù hợp với điều kiện lao động khuyết tật như nghề may tuyển dụng để người
khuyết tật có việc làm. Bên cạnh đó, Hội cũng đã tuyên truyền, vận động để người khuyết tật học các nghề như xoa bóp bấm
huyệt để người khuyết tật có thể tự tìm được việc làm hoặc liên kết mở các
trung tâm, điểm xoa bóp bấm huyệt. Trong năm 2017, Hội đã phối hợp với các
trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh mở lớp dạy nghề cho 113 học viên; tổ
chức sản xuất tại địa phương cho 122 học viên, giới thiệu việc làm cho 74 lao
động. Ngoài ra, Hội cũng phối hợp triển khai hỗ trợ sinh kế cho các gia đình có
người khuyết tật có việc làm và nguồn thu bằng dự án hỗ trợ bò cho gia đình
người khuyết tật. Năm 2017, dự án triển khai tại 5 xã và đã trao 62 con bò giúp
các gia đình có hội viên khuyết tật tăng thêm thu nhập.
Cùng với việc hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người
khuyết tật, Hội người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã tranh thủ nguồn lực ngoại
tỉnh, chủ yếu ủng hộ bằng hiện vật, kết
nối để các nhà hảo tâm trao trực tiếp cho đối tượng. Năm 2017, Hội đã vận động
được 1.414 triệu đồng (gồm cả hiện vật quy ra tiền), trong đó vận động ngoài
tỉnh 782 triệu đồng, trong tỉnh 632 triệu đồng. Hội đã tiếp nhận 260 xe lăn, xe
đẩy trị giá 529 triệu đồng trao tặng người khuyết tật vận động trên địa bàn
tỉnh; vận động xây 1 nhà, sửa chữa 2 nhà tình thương cho hội viên khó khăn về
nhà ở, trị giá 171 triệu đồng và tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình hội viên
trị giá 94 triệu đồng.
P.L
(HBĐT) - Mưa lũ lịch sử tháng 10/2017 đã gây ra nhiều thiệt hại về người, tài sản, công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện Kim Bôi. Đến nay công tác khắc phục hậu quả thiên tai vẫn còn bộn bề.
Ngày 2-5, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) và Công ty Japan Radio Co., Ltd (Nhật Bản) đã ký Thỏa thuận tài trợ không hoàn lại trị giá 200 triệu yên (tương đương gần 43,3 tỷ đồng) cung cấp, lắp đặt, kiểm tra, đánh giá và chuyển giao hệ thống Giám sát đa điểm (gọi tắt là MLAT) tại Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc.
(HBĐT) - Theo phòng CSGT Công an tỉnh, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2018, từ ngày 28/4 đến 1/5, tình hình TTAT giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo ổn định, không để xảy ra ùn tắc giao thông, đua xe trái phép và không xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ. Tại TP Hoà Bình và huyện Yên Thuỷ xảy ra 2 vụ TNGT làm 1 người chết, 2 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2017 bằng số vụ và số người chết, tăng 1 người bị thương.
Tâm trí của H. luôn nghĩ không biết ngày tận thế sẽ đến lúc nào. Sắc mặt cũng đờ đẫn đi, không quan tâm đến bên ngoài xã hội.
(HBĐT) - Giữa những ngày tháng tư lịch sử, các nhân viên của Bưu điện tỉnh tích cực phối hợp với cán bộ Phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình triển khai Đề án Cổng thông tin điện tử (TTĐT) về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Trân trọng lau, kẻ lại các bia mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ phường Thái Bình cho rõ ràng để ghi chép, chụp ảnh, ai cũng xúc động được thực hiện nhiệm vụ đầy ý nghĩa là cập nhật thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ lên Cổng TTĐT.
(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, từ khoảng giữa tháng 4, trên đỉnh dốc Cun (ngã ba giữa quốc lộ 6 và đường 12B, thuộc địa phận xã Thu Phong, huyện Cao Phong) lại xuất hiện chợ hoa quả. Gọi là "chợ” vì ngày ít có khoảng 10 hàng bán hoa quả, ngày nhiều có đến gần 20 hàng hoa quả bày bán ở đây. Chợ hoạt động từ mùa đào vào tháng 4 đến hết mùa mận hậu vào khoảng cuối tháng 7 hàng năm.