(HBĐT) - Mưa lũ lịch sử tháng 10/2017 đã gây ra nhiều thiệt hại về người, tài sản, công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện Kim Bôi. Đến nay công tác khắc phục hậu quả thiên tai vẫn còn bộn bề.
Khu TĐC Mớ Khoắc (Hạ Bì, Kim Bôi) đã hoàn thiện hạ tầng để đón dân.
Theo đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN &
PTNT huyện, cùng với thiệt hại về tính mạng người dân và sản xuất nông nghiệp,
mưa lũ cũng gây hậu quả nặng nề đối với hạ tầng giao thông, thủy lợi. Thống kê
thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2017 lên tới trên 345 tỷ đồng. Trong
đó, 2 người chết do sạt lở đất, 1 người mất tích, 1 người bị thương; thiệt hại
mất trắng 1.335 ha lúa, 1.648 ha cây màu, làm ngập 83,5 ha cây ăn quả, 7.700
con gà, vịt, 323 con trâu, bò, lợn, dê bị cuốn trôi, vỡ hàng trăm ao, hồ nuôi cá
với diện tích mặt nước 195 ha. Mưa lũ lớn còn làm khối lượng đất đá sạt lở gần
86.000 m3; 1.987 m đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng; hơn 4.500 m kênh mương
bị vỡ, cuốn trôi, vùi lấp; vỡ 24 bai tạm, đất, đá bồi lấp tại các điểm lắp đặt
trạm bơm, máy thủy luân. Rà soát sau thiên tai có 34 công trình bị hư hỏng nặng
cần khắc phục.
Huy động toàn lực khắc phục hậu quả, huyện đã kịp thời
động viên, thăm hỏi, giúp đỡ gia đình có người bị nạn, hỗ trợ các trường hợp
thiệt mạng, bị thương, đồng thời tích cực triển khai các phương án khắc phục
như huy động nhân lực, vật tư, thiết bị thông tuyến giao thông, khơi thông kênh
mương bị vùi lấp, thu dọn hoa màu, cây cối bị đổ nát, nhanh chóng ổn định sản
xuất và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, huyện tiếp nhận vật tư, thiết bị và các
nguồn vật chất từ nguồn phân phối hàng hỗ trợ sớm đến hộ gặp khó khăn, trong
diện phải di dời. Với những nỗ lực, huyện đã sử dụng nguồn kinh phí cấp thủy
lợi phí gần 1,1 tỷ đồng hỗ trợ các xã gia cố các công trình hư hỏng do mưa lũ,
tiếp nhận, phân bổ gạo cứu đói của Chính phủ cho 1.226 người sinh sống tại 21
xã với lượng gạo cấp phát gần 17 tấn, phân bổ trên 1,3 tấn giống rau, 44 tấn
giống lúa hỗ trợ. Nguồn giống hỗ trợ đã được nhân dân đưa vào sản xuất vụ chiêm
xuân.
Nông dân xã Hạ Bì khởi động chiến dịch làm thủy lợi nội đồng nạo vét, khơi thông dòng chảy bị bùn đất bồi lấp sau mưa lũ thiên tai.
Một thực tế cấp bách đặt ra sau thiên tai trên địa bàn
huyện Kim Bôi là có hàng trăm hộ dân bị mất nhà cửa, trong vùng sạt lở đất cần
phải di dời để đảm bảo an toàn tính mạng. Sau khi hỗ trợ các xã tổ chức di dời
90 hộ dân về nơi tránh trú, UBND huyện đã đề xuất và được UBND tỉnh hỗ trợ kinh
phí, giao UBND huyện làm chủ đầu tư xây dựng 3 khu tái định cư (TĐC) gồm: Dự án
khẩn cấp di dân TĐC vùng sạt lở đất tại xóm Đúp, xã Tú Sơn với diện tích đất
quy hoạch 1,8 ha, tổng mức đầu tư khoảng 11,7 tỷ đồng để bố trí cho 34 hộ dân.
Dự án khẩn cấp di dân TĐC vùng sạt lở đất xóm Chanh Trên, xã Vĩnh Đồng với diện
tích đất quy hoạch 1,6 ha, tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, bố trí cho 34 hộ dân. Dự
án khẩn cấp di dân TĐC vùng sạt lở đất tại xóm Mớ Khoắc, xã Hạ Bì với diện tích
đất quy hoạch 1,05 ha, tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, bố trí cho 28 hộ dân.
Theo UBND huyện, trong 3 khu TĐC có 2 khu đã tiến hành
giao đất, làm thủ tục bốc thăm để hộ dân nhận đất, dự kiến trước ngày 30/5 sẽ
hoàn thành triển khai xây dựng để các hộ chuyển đến, khu TĐC còn lại cũng đang
xây dựng. Đối với thiệt hại về giao thông, từ nguồn vốn 3 tỷ đồng do Trung ương
hỗ trợ, công trình ngầm Nước Trải ở khu Mớ Đá, xã Hạ Bì sẽ khởi công xây dựng
lại phần mái hạ lưu, bê tông tại những vị trí bị xói lở, xây tường kè chống sạt
lở. Dự kiến công trình hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay.
Ngoài những công trình mang tính cấp bách, huyện cần
nguồn kinh phí nâng cấp các công trình thủy lợi để phòng, chống thiên tai,
chống hạn như liên hồ Mỵ Hòa, liên hồ Nuông Dăm, hồ Thao Cả - xã Vĩnh Tiến, trạm
bơm Miệu - xã Sào Báy, trạm bơm Đúp - Chèo, xã Tú Sơn, trạm bơm Khớt - xã Sơn
Thủy, trạm bơm Cuôi - xã Bình Sơn, hỗ trợ kinh phí để thực hiện 3 dự án TĐC
giúp 90 hộ dân sớm ổn định đời sống. Thường xuyên mở các lớp tập huấn trang bị
kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai cho thành viên Ban chỉ huy phòng -
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã; hỗ trợ địa phương mua sắm
vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu
quả thiên tai.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, từ khoảng giữa tháng 4, trên đỉnh dốc Cun (ngã ba giữa quốc lộ 6 và đường 12B, thuộc địa phận xã Thu Phong, huyện Cao Phong) lại xuất hiện chợ hoa quả. Gọi là "chợ” vì ngày ít có khoảng 10 hàng bán hoa quả, ngày nhiều có đến gần 20 hàng hoa quả bày bán ở đây. Chợ hoạt động từ mùa đào vào tháng 4 đến hết mùa mận hậu vào khoảng cuối tháng 7 hàng năm.
Sự cố máy bay hạ cánh nhầm đường băng sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà) ngày 29/4 một lần nữa cảnh tỉnh Hàng không VN để xảy ra không ít sự cố nghiêm trọng uy hiếp an toàn bay.
(HBĐT) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dư âm của nó vẫn còn in đậm trong mỗi người dân Việt Nam nói chung và những người lính sư đoàn 5 miền Đông Nam Bộ nói riêng. Để có nền độc lập cho đất nước như ngày hôm nay có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm xuống giữa tuổi thanh xuân. Bên cạnh đó hàng vạn thương binh đã phải để lại một phần cơ thể của mình ở những chiến trường khốc liệt. Tô thắm cho trang sử hào hùng chống giặc ngoại lược của dân tộc, có đóng góp của các thế hệ những người lính Sư đoàn 5 miền đông Nam Bộ. Trong cuộc sống thời bình hôm nay, những người bạn chiến đấu xưa lại có tiếp các hoạt động mang đậm nghĩa tình đồng đội.
(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi thăm lại xã Hợp Hòa (Lương Sơn) và chiến trường đồi Bù năm xưa, nơi từng ghi dấu chiến công của quân dân xã Hợp Hòa bắt sống giặc lái và bắn rơi máy bay Mỹ. 46 năm trôi qua, nhưng trong ký ức của các chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu vẫn vẹn nguyên khí thế của những năm tháng hào hùng.
Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Trọng Thái cho biết, theo báo cáo của Bộ Công an, trong ngày 30-4, cả nước xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ (không có vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng), làm 26 người chết, 22 người bị thương.
(HBĐT) - Ngày 9/8/1964, sau khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, khởi nguồn từ Thành Đoàn Hà Nội, phong trào "Ba sẵn sàng” đã lan rộng ra cả nước, trở thành cao trào cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam. Thanh niên Hòa Bình cũng nô nức đăng ký thực hiện.