(HBĐT) - Việc xử lý trượt sạt khu vực phía đông đồi ông Tượng đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng. BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT (chủ đầu tư) chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc khẩn trương triển khai dự án khẩn cấp xử lý trượt sạt phía đông đồi ông Tượng; các tổ 4, 5, 6, phường Chăm Mát và tổ 4, phường Thái Bình theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh công trình được triển khai bảo đảm an toàn, ổn định lâu dài.


Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN& PTNT kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công dự án xử lý trượt sạt đồi ông Tượng.

Sau đợt mưa lịch sử trung tuần tháng 10/2017, trên địa bàn TP Hòa Bình đã xảy ra sạt trượt tại 3 khu vực gồm: Phía đông đồi ông Tượng, phường Chăm Mát, phường Thái Bình. Khu vực trụ sở các cơ quan tỉnh nằm bên sườn đồi phía đông đồi ông Tượng xuất hiện 18 vết nứt rộng từ 2 - 15 cm, dài từ 10 - 90 m và hình thành cung trượt kéo dài hơn 300 m, rộng 200 m, chiều sâu cung trượt khoảng 30 m, hình thành khối trượt ước tính 1,8 triệu m3 đất, đá và đã dịch chuyển từ 5 - 80 cm.

 Tại khu vực tổ 4, 5, 6, phường Chăm Mát và tổ 4, phường Thái Bình là những nơi tập trung đông dân cư cũng hình thành nhiều vết nứt rộng từ 5 - 20 cm, các vết nứt tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục trượt sạt gây nguy hiểm cho người dân. Để bảo đảm tính mạng và tài sản của người dân cũng như các công trình hạ tầng trong khu vực, bảo đảm an toàn giao thông tuyến đường An Dương Vương - TP Hòa Bình, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai dự án xử lý cấp bách khối trượt sạt các khu vực phía đông đồi ông Tượng; khu vực tổ 4, 5, 6, phường Chăm Mát và tổ 4, phường Thái Bình.

 Theo BQL đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT: Trên cơ sở nghiên cứu, căn cứ vào nguồn lực đầu tư, dự án được phê duyệt, đặt mục tiêu xử lý những điểm trượt sạt có nguy cơ cao trước mùa mưa năm 2018. Đơn vị tư vấn, tổ chuyên gia là các nhà khoa học đầu ngành về địa chất, có kinh nghiệm xử lý trượt sạt đã tính toán những giải pháp kỹ thuật đạt hiệu quả cao nhất. Các giải pháp thi công đang được áp dụng là bạt mái giảm tải, khoan neo, đổ bê tông, xử lý thoát nước đang được tập trung triển khai để xử lý sạt trượt hợp lý cho từng khu vực, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo đảm hiệu quả.

 Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ đầu tư là BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, biểu đồ thi công, chỉ đạo nhà thầu huy động đến hiện trường 7 cán bộ chỉ huy, kỹ sư chuyên ngành, trên 50 công nhân lao động, hệ thống máy đào hiện đại, lực lượng ô tô chuyên dụng để tổ chức thi công các hạng mục xử lý trượt sạt bảo đảm yêu cầu, mục tiêu đề ra của dự án.

 Ông Nguyễn Hữu Thiên, BQL dự án cho biết: Đến trung tuần tháng 7/2018, đối với hạng mục bạt mái giảm tải đã bạt được 4/6 cơ. Đối với hạng mục tường cọc khoan nhồi đã thực hiện 14/70 cọc. Hạng mục gia cố mái dốc đã khoan neo đổ bê tông gia cố mái dốc trên cơ số 1 và 2, thực hiện được 2.498 m, tương ứng với 1.350 lỗ trên khối lượng thiết kế 13.310 m nhằm chống sự dịch chuyển của đất khu vực dự án. Đối với hạng mục tường khoan cọc nhồi do thi công ở vị trí chật hẹp, ngang sườn dốc, địa chất phức tạp nên tiến độ chưa bảo đảm yêu cầu. Đổ bê tông khung dầm tạo ô trồng cỏ 57 m3/286,96 m3; trải vải địa kỹ thuật được 2.200 m2/20.000 m2. Toàn bộ khu vực đồi ông Tượng đã được nhà thầu dọn dẹp, khơi thông để thoát nước vào cống D 1000 bảo đảm tiêu thoát nước khi có mưa lớn xảy ra. Như vậy, đến thời điểm này khá yên tâm trường hợp xảy ra mưa lớn dài ngày, việc trượt sạt ở những khu vực xung yếu bước đầu được khắc phục.

 Theo BQL dự án, việc thi công dự án gặp một số khó khăn, vướng mắc, đó là hệ thống đường dây điện 110 KV Hòa Bình - Sơn La; đường dây 35 KV, 22 KV cung cấp nội tỉnh chưa được di chuyển. UBND tỉnh đã có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam để di chuyển, tạo mặt bằng tổ chức thi công các hạng mục còn lại. Cùng với nguồn vốn khó khăn, địa hình thi công hạng mục khoan cọc nhồi có mặt bằng hẹp, độ dốc lớn, khó tăng cường được máy móc, trang thiết bị để thi công cũng ảnh hưởng tới tiến độ công trình. Mặc dù vậy, BQL dự án quyết tâm chỉ đạo nhà thầu khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại, đáp ứng yêu cầu xử lý trượt sạt bảo đảm an toàn, ổn định và lâu dài.

 Ngày 31/5/2018, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Văn bản số 789/UBND-NNTN, trong đó chỉ đạo bảo đảm an toàn tuyệt đối dự án khẩn cấp xử lý sạt trượt khu vực phía đông đồi ông Tượng. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT phải hạn chế thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro và bảo đảm ổn định công trình; tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường quy hoạch đô thị; lập phương án và triển khai phương án ứng phó thiên tai cho công trình đang thi công, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trong quá trình thi công xây dựng, đáp ứng quy định của pháp luật. Đôn đốc nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc thi công công trình bảo đảm an toàn và chất lượng. Cử người ứng trực, canh gác, cắm biển cảnh báo khu vực trượt sạt để người dân biết phòng tránh, thường xuyên báo cáo Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp. Đối với tổ chuyên gia đề xuất các giải pháp xử lý trượt sạt bảo đảm ổn định, lâu dài khu vực đồi ông Tượng và khu vực phường Chăm Mát, Thái Bình, thành phố Hòa Bình.

 

Lê Chung 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục