(HBĐT) - Sau 10 năm đi vào cuộc sống, việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Đến nay, Luật Phòng, chống BLGĐ đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Số vụ BLGĐ giảm đáng kể, góp phần xây dựng gia đình phát triển bền vững.

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác gia đình tỉnh, giai đoạn 2008 – 2018, toàn tỉnh xảy ra 2.644 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 1.926 vụ bạo lực tinh thần, 438 vụ bạo lực thân thể, 106 vụ bạo lực tình dục, 160 vụ bạo lực kinh tế. Nạn nhân bị bạo lực chủ yếu là phụ nữ với 2.195 vụ. Độ tuổi bị bạo lực chủ yếu từ 16-59 tuổi với tổng số 2.356 vụ… Nguyên nhân chủ yếu gây ra BLGĐ là do bất bình đẳng giới, thiếu hiểu biết về Luật Phòng, chống BLGĐ; cách giải quyết không phù hợp khi gia đình có mâu thuẫn, xung đột; ảnh hưởng của tai, tệ nạn xã hội. Nhận thức của nhiều người về bình đẳng giới còn hạn chế, thiếu tôn trọng, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ làm phát sinh BLGĐ. Thêm vào đó, một số cấp ủy, chính quyền và người dân có tâm lý e ngại, thờ ơ, ít quan tâm đến các trường hợp có nguy cơ và chưa kịp thời can thiệp, xử lý vụ việc BLGĐ…

Thực tế, BLGĐ có thể dưới các hình thức về thể chất, tinh thần, kinh tế và cả tình dục. Cho dù dưới bất cứ hình thức nào cũng để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng, tổn hại đến sức khỏe, danh dự và là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.

Để Luật phòng, chống BLGĐ sớm đi vào cuộc sống và giảm đến mức thấp nhất vụ việc BLGĐ trên địa bàn tỉnh, Sở VH-TT&DL đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác gia đình. Đồng thời, kiện toàn BCĐ công tác gia đình các cấp, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai nhiệm vụ về công tác gia đình. Hàng năm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về gia đình và phòng, chống BLGĐ được các cấp, ngành quan tâm, đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như: mít tinh, tọa đàm, hội thi, hội diễn, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền cổ động trực quan, các buổi chiếu phim, sinh hoạt câu lạc bộ, tuyên truyền trên loa phát thanh… nhất là trong các dịp hưởng ứng "Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3”, "Ngày Gia đình Việt Nam 28/6”, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và "Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em 25/11”… Qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình, ý nghĩa của việc phòng, chống BLGĐ giúp các thành viên trong gia đình có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó, Sở VH-TT&DL phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương thành lập các câu lạc bộ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ… giúp nạn nhân của các vụ bạo lực có nơi nương náu, tạm lánh và được chăm sóc khi cần thiết.

Năm 2008, toàn tỉnh mới có 22 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ; 5 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng thì đến năm 2018, toàn tỉnh đã có 1.123 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ; 213 cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; 3.302 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng…

Với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống BLGĐ, thành lập và duy trì các mô hình, các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của người dân, tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội về trách nhiệm phòng, chống BLGĐ, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững, góp phần tiếp tục kéo giảm BLGĐ đến mức thấp nhất.

Đỗ Hà


Các tin khác


Để trẻ em có mùa hè bổ ích, an toàn

Cứ vào dịp nghỉ hè, trẻ em đứng trước nguy cơ thường trực về đuối nước và các loại tai nạn thương tích (TNTT). Thực tế trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều vụ đuối nước thương tâm, tai nạn giao thông, bỏng, giật điện, ngộ độc… mà nhiều nạn nhân ở độ tuổi học sinh. TNTT xảy ra ở trẻ em có thể trở thành nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời trẻ cũng như để lại nỗi xót xa, day dứt đeo đẳng với các bậc phụ huynh.

Vụ cháy tại Cầu Giấy, Hà Nội: Còn 3 nạn nhân chưa xác định được danh tính

Tiếp tục thông tin về vụ cháy làm 14 người tử vong xảy ra lúc 0 giờ 46 phút, ngày 24/5, tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), cuối giờ chiều cùng ngày, Công an thành phố Hà Nội cho biết hiện còn 3/14 nạn nhân chưa xác định được danh tính.

Vui Tết thiếu nhi cùng bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, sáng 24/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình Vui Tết thiếu nhi 1/6 cho 100 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục