Bài 2 - Chuyển trọng tâm sang chính sách dân số và phát triển
(HBĐT) - Trước đây, việc cung cấp dịch vụ và tuyên truyền thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chủ yếu tập trung vào kế hoạch hóa gia đình. Kết quả của các địa phương cũng chủ yếu nói đến việc giữ vững bao nhiêu năm không có người sinh con thứ 3 mà chưa chú ý nhiều đến mối tương quan giữa dân số và phát triển. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu BCH T.ư Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới là một nghị quyết quan trọng, có nhiều điểm mới và được nhân dân rất quan tâm. Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về những điểm mới của Nghị quyết và mục tiêu tỉnh đề ra đối với công tác dân số trong thời gian tới.
Bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám cho bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Phóng viên: Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác
dân số trong tình hình mới ngoài việc nhìn lại những thành tựu, hạn chế sau 25
năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) năm 1993 còn có nhiều điểm mới
đáng chú ý. Xin đồng chí giới thiệu những điểm mới đó?
Đồng chí Trần Quang Khánh: Đầu tiên cần nói đến quan
điểm chỉ đạo của Nghị quyết, dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp
thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát
triển. Chính sách dân số phải bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ
của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay
đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng
các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của nhân dân.…
Nghị quyết có 2 điểm mới cơ bản, thứ nhất là việc
chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát
triển. Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề dân số về quy mô, cơ cấu, phân
bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển
KT-XH. Thứ hai, Nghị quyết đặt ra vấn đề duy trì mức sinh thay thế vì vấn đề
này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số. Nước ta đã
khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm
so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay, hạn chế tăng
thêm hàng chục triệu người. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh và nước ta
đang ở trong thời kỳ dân số vàng nên việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế,
quy mô dân số 104 triệu người vào năm 2030 đã được đề ra như là mục tiêu cụ thể
đầu tiên, quan trọng trong công tác dân số.
Trong biện pháp thực hiện cũng có những điểm mới. Đó
là, đề cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp: Đưa công tác
dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán
bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số,
nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc,
tạo sự lan tỏa trong xã hội.
Đổi mới nội dung tuyên truyền: Nêu rõ nội dung truyền
thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển nhưng vẫn
tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, tập trung vận
động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những
nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.
Đổi mới nội
dung tập huấn cho cán bộ dân số: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng
yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển.
Ban hành Chiến lược dân số trong tình hình mới: Phát
huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
đất nước nhanh, bền vững và thích ứng với già hóa dân số.
Nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số: Phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về
quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Tiếp tục củng cố mạng lưới dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh, sơ
sinh, phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa trong các cơ sở y tế…
Phóng viên: Được biết, ngày 24/4/2018, BTV Tỉnh ủy đã
ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW. Xin đồng chí
cho biết mục tiêu tỉnh đặt ra đối với công tác dân số trong tình hình mới là
gì?
Đồng chí Trần Quang Khánh: Thực hiện Nghị quyết số
21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu BCH T.ư Đảng khóa XII, căn cứ vào đặc điểm
tình hình của tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số
21-CTr/TU. Mục tiêu tỉnh đặt ra cũng là chuyển trọng tâm chính sách dân số từ
kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; nhằm giải quyết toàn diện,
đồng bộ các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố, chất lượng dân số
và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển KT-XH của tỉnh. Duy
trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
2,1 con); đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu
quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý;
nâng cao chất lượng dân số góp phần phát triển KT-XH của tỉnh nhanh và bền
vững.
Cụ thể
đến năm 2030: Giữ vững mức sinh thay thế, duy trì số con trung bình của phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ dưới 2,1 con; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được
tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành
niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn; tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên
dưới 7%; quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 936 nghìn người. Tỷ lệ trẻ em dưới 15
tuổi đạt khoảng 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tỷ lệ phụ
thuộc chung đạt khoảng 49%. Chiều cao người 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm,
nữ đạt 157,5 cm. Tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 45%; đảm bảo người di cư được
tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
Giảm
tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này
trở lại mức cân bằng tự nhiên; đến năm 2025 đạt tỷ lệ dưới 112 bé trai/100 bé
gái sinh ra sống, phấn đấu chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 107 bé trai/100 bé
gái sinh ra sống.
Đến
năm 2025 có 70% và năm 2030 có 90% cặp kết hôn được xét nghiệm gen ẩn bệnh tan
máu bẩm sinh và tư vấn phòng bệnh cho thế hệ sau.
Năm
2025 có 75% và đến năm 2030 đạt 100% vị thành niên/thanh niên hiểu biết cơ bản
về một số vấn đề DS-KHHGĐ như: các biện pháp tránh thai, tác hại của tảo hôn,
tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn,
khám sức khoẻ trước khi kết hôn đạt 90%.
Giảm
bình quân 1,5 - 2%/năm tỷ lệ tảo hôn; đến năm 2030, phấn đấu tỷ lệ tảo hôn của
tỉnh ở mức bình quân chung của toàn quốc; giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết
thống.
Năm 2025
có 50% phụ nữ mang thai, 70% trẻ sơ sinh và đến 2030 có 70% phụ nữ mang thai,
90% trẻ sơ sinh được sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh các bệnh tật bẩm
sinh phổ biến nhất.
Đến
năm 2025, tuổi thọ bình quân đạt 73,5 tuổi, đến năm 2030 tuổi thọ bình quân đạt
mức trung bình của cả nước là 75 tuổi, trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt
tối thiểu 68 năm.
Năm
2025 có 70%, đến năm 2030 có 95% người cao tuổi được cung cấp kiến thức, kỹ
năng về chăm sóc sức khỏe; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản
lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở
chăm sóc tập trung.
Đến
năm 2025 có 98%, năm 2030 có 100% dân số của tỉnh được đăng ký, quản lý trong
hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn tỉnh.
Phóng
viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Cẩm Lệ
Bài 1 - Chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều thách thức
(HBĐT) - Những năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và sự hưởng ứng của nhân dân, công tác dân số của tỉnh có chuyển biến tích cực, đạt những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những vấn đề "nóng”.
Ông Nguyễn Bình Triệu bị Huyện ủy Triệu Phong (Quảng Trị) khai trừ Đảng vì hành vi sàm sỡ nữ đồng nghiệp.
(HBĐT) - UBND đã ban hành công văn 1240/UBND-CNXD ngày 10/8/2018 cho ý kiến của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc cấm ô tô qua vị trí sạt lở tại km 3+100, đường tỉnh 445 và hướng dẫn giao thông.
(HBĐT) - Ở ngôi nhà xây kiên cố trong những ngày mưa bão, 3 mẹ con chị Nụi, xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) không còn run rẩy vì gió lạnh và nỗi lo ngôi nhà có thể sập đổ bất cứ lúc nào. Với gia cảnh nghèo khó, chồng mất sớm, chị bệnh tật triền miên, 2 con còn nhỏ, để tự làm được ngôi nhà kiên cố là điều quá sức với mẹ con chị. Thế nhưng cũng như gia đình chị Nụi và 6 gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở xóm Bảm nói riêng, xã Tây Phong nói chung đã có nhiều hộ được hỗ trợ xoá nhà tạm từ quyết tâm và sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền địa phương thời gian qua...
(HBĐT) - Tại UBND thị trấn Vụ Bản, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Hội Nông dân huyện Lạc Sơn vừa tổ chức tập huấn phòng - chống ma túy kết hợp với công tác xây dựng nông thôn mới năm 2018. Tham gia có 70 hội viên đại diện cho Hội Nông dân các xã, thị trấn cụm vùng huyện.
(HBĐT) - Do mưa lớn liên tiếp nên từ ngày 29/7 đã xuất hiện nứt đường trên tỉnh lộ 445, đoạn km 3, khu vực xóm Máy Giấy, huyện Kỳ Sơn. Từ chỗ vết nứt vài chục mét, đến nay đã kéo hơn 150 m. Tình trạng lún, nứt đường trở nên nghiêm trọng, vết nứt kéo dài, chia đôi dọc tuyến đường, ăn sâu xuống nền đường có nơi tới 50 cm, làm xệ một bên đường với diện tích lên tới hàng trăm m2, có nguy cơ trôi cả đoạn đường xuống sông Đà. Cùng với đó, khu vực vết nứt liên tiếp xảy ra trượt sạt đất phía taluy dương gây tắc đường. Trước tình hình trên, UBND huyện Kỳ Sơn chỉ đạo di dời 8 hộ dân khu vực trượt sạt đến nơi an toàn, cảnh báo 15 hộ nằm trong nguy cơ nguy hiểm. Để bảo đảm an toàn, UBND huyện đã cấm đường không cho người và phương tiện qua lại.