(HBĐT) - "Tết Độc lập” - đó là cái Tết riêng, rất đặc biệt đối với nhân dân xã Yên Mông, TP Hòa Bình. Không khí mừng ngày Quốc khánh diễn ra tấp nập từ trong mỗi gia đình, ngõ xóm. Ngoài ra, đúng vào dịp 2/9 hàng năm, xã Yên Mông đều tổ chức giải bóng đá truyền thống khiến không khí ngày Tết Độc lập thêm rộn ràng.


Gia đình cụ Nguyễn Thị Dòn, xóm Khang Đình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) chuẩn bị gạo nếp ngon để gói bánh đón Tết Độc lập.

 

Cùng cán bộ văn hóa xã Yên Mông, chúng tôi đến thăm gia đình cụ Nguyễn Thị Dòn (xóm Khang Đình). Cụ Dòn năm nay 89 tuổi, có 65 năm tuổi Đảng. Gia đình cụ là một trong những gia đình văn hóa tiêu biểu của xã. Trò chuyện với chúng tôi, cụ Dòn cho biết: Trước Cách mạng tháng 8/1945, phát xít Nhật và tay sai đô hộ các vùng Mường của Hòa Bình. Chúng bắt lính, bắt người dân nộp thóc, gạo, đi phu. Không biết bao nhiêu lần "chạy Tây” phải trốn lên rừng, ở trong hang hàng tháng trời. Trong dòng họ gia đình tôi, trong những lần "chạy Tây”, có người không chạy được đã bị Tây chém chết. Ký ức đó chúng tôi không bao giờ quên. Nên khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, người dân được tự do, bà con sung sướng vô cùng, náo nức mổ lợn, mổ gà ăn mừng. Từ đó đến nay, đón Tết Độc lập được duy trì hàng năm.

Theo số liệu thống kê, xã Yên Mông hiện có 852 hộ, 3.857 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 67% dân số, sống đông nhất tại xóm Mời Mít, Khang Đình... Tháng 11/ 2015, xã Yên Mông đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM. Những năm gần đây, đời sống của người dân đi lên rõ nét, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 45 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2%.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Đức Linh, cán bộ văn hóa xã Yên Mông cho biết: Là một trong những xã đầu tiên của thành phố, của tỉnh đạt chuẩn NTM nên đời sống người dân trên địa bàn xã có nhiều khởi sắc. Phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Bên cạnh xây dựng đời sống văn hóa mới, bài trừ hủ tục mê tín, dị đoan, xã chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, cụ thể là văn hóa dân tộc Mường. Trên địa bàn xã hiện còn khoảng 20 ngôi nhà sàn gỗ. Toàn xã còn lưu giữ được 72 chiếc chiêng Mường. Bản sắc văn hóa dân tộc Mường hiện còn được lưu giữ qua trang phục dân tộc, ẩm thực, văn hóa, văn nghệ, phong tục tập quán... đặc biệt trong đó có Tết Độc lập. Hiện còn khoảng 80% hộ đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn xã còn giữ phong tục ăn Tết Độc lập. Vào dịp này, nhà nào cũng mổ gà, gói bánh chưng và bánh uôi. Vài hộ chung nhau thịt một con lợn, nhà nào đông con cháu thì thịt riêng một con. Đây cũng là dịp các cơ quan, trường học được nghỉ lễ nên con cháu đi làm hoặc xây dựng gia đình ở xa đều về thăm bố mẹ, ông bà, ăn Tết cùng gia đình.

Cũng nhân dịp Tết Độc lập hàng năm, nhằm tạo không khí phấn khởi, sân chơi bổ ích cho người dân, xã Yên Mông đã tổ chức các hoạt động giao lưu thể thao như bóng đá, bóng chuyền; các đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề chào mừng ngày Quốc khánh, nhớ ơn Đảng và Bác Hồ. Không khí ngày Tết rộn ràng từ mỗi ngôi nhà ra đến đường làng, ngõ xóm, nhà văn hóa, sân vận động.

 

Dương Liễu

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục