(HBĐT) - Những năm qua, nhằm giữ gìn ANTT trên địa bàn, phát triển KT -XH, huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo ủy ban MTTQ huyện xây dựng mô hình dòng họ, ổ nhà, khu dân cư (KDC) tự quản” gắn với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua đó đã phát huy hiệu quả vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng - chống tội phạm đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh tại 29 xã, thị trấn trong huyện.


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Lạc Sơn dự buổi sinh hoạt Tổ liên gia tự quản xóm Luống, xã Thượng Cốc.

Xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc có 80 hộ với 274 nhân khẩu. Xóm được chia thành 4 tổ liên gia tự quản, trong đó 2 tổ liên gia tự quản chạy dọc theo đường 12 B và 2 tổ trong ngõ. Năm 2016, xóm La Văn Cầu thực hiện chương trình thắp sáng đường quê. Ban công tác Mặt trận xóm đã vận động mỗi gia đình dựng 1 cột và thắp sáng khu vực cổng nhà mình. Tuy nhiên, chương trình vấp phải sự phản đối của nhiều hộ bởi hoàn cảnh khó khăn. Trước thực tế đó, các tổ liên gia tự quản vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ khó khăn, neo đơn. Nhờ cách làm đó, 100% hộ dân ở xóm La Văn Cầu đã hưởng ứng chương trình thắp sáng đường quê. Tất cả các tuyến đường trên địa bàn xóm được thắp sáng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Không chỉ giúp nhau thực hiện chương trình thắp sáng đường quê, những năm gần đây, tổ liên gia tự quản tại huyện Lạc Sơn đã phát huy được vai trò trong các hoạt động tại KDC. Đồng chí Bùi Văn Minh, Chủ tịch ủy ban MTTQ huyện Lạc Sơn cho biết: Trong bối cảnh sáp nhập các KDC, nhiều KDC tăng số hộ thì việc có các tổ liên gia tự quản như là cánh tay nối dài ở cơ sở. Các tổ liên gia dựa trên tinh thần tự nguyện, đoàn kết giúp đỡ nhau. Do người dân bầu ra các tổ trưởng, vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động có nhiều thuận lợi. Hiện nay, toàn huyện đã xây dựng được 420 dòng họ, ổ nhà tự quản; 361 tổ hòa giải; 534 tổ an ninh nhân dân. Các tổ liên gia, ổ nhà tự quản không chỉ tự quản về an ninh trật tự mà còn có nhiều hoạt động giúp nhau như góp vốn, giúp nhau phát triển kinh tế. Tính đến thời điểm này, các ổ nhà tự quản đã huy động được nguồn quỹ hơn 1.138 triệu đồng để hỗ trợ nhau, trong đó có những tổ liên gia gây dựng được quỹ tổ gần 100 triệu đồng để giúp các hộ có vốn làm ăn.

Nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi trong dòng họ, ổ nhà, tổ liên gia, huyện Lạc Sơn đã phát động phong trào "Dòng họ, ổ nhà không vi phạm pháp luật”. Theo đó, các hộ luôn thực hiện tốt quy định của dòng họ, hương ước, quy ước của địa phương trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ theo nếp sống văn hóa mới; nêu cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ xấu lợi dụng; tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm. Đối với những trường hợp có biểu hiện vi phạm pháp luật, các thành viên trong họ tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn kịp thời không để sự việc đáng tiếc xảy ra. Những trường hợp cố tình vi phạm, dòng họ phối hợp với Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và những việc làm thiết thực, cụ thể, mô hình KDC, ổ nhà tự quản đã phát huy được hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều đáng nói, tình làng, nghĩa xóm được khơi dậy, anh em trong dòng họ luôn phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần để những người lầm lỡ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng... Nhờ vậy, tỷ lệ gia đình văn hóa trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt trên 85% (đạt 100% kế hoạch), hơn 70% KDC đạt văn hóa.

                                                                                                   PL


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục