(HBĐT) - Hoạt động đổi mới sáng tạo trong dạy học với chủ đề "Dạy học tích hợp liên môn gắn liền với trải nghiệm thực tế mô hình trồng bưởi đỏ Tân Lạc” được triển khai tại trường THPT Tân Lạc từ tháng 1/2018. Đây là trường đầu tiên trong toàn tỉnh thực hiện việc đưa nông sản địa phương vào chương trình giảng dạy. Bên cạnh hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đã góp phần thúc đẩy tư duy sáng tạo của học sinh và quảng bá đặc sản địa phương.


Học sinh trường THPT Tân Lạc thực hành tại vườn ươm giống trong khuôn viên nhà trường.

Trước đây, công tác dạy nghề tại trường THPT Tân Lạc cũng như các trường THPT trong toàn tỉnh hầu hết được triển khai theo tài liệu của Bộ GD&ĐT. Nghề được nhà trường chọn để triển khai giảng dạy là làm vườn. Tuy nhiên, khi hoạt động dạy học tích hợp liên môn chưa triển khai, kiến thức được truyền đạt đến với học sinh chủ yếu là lý thuyết trong sách vở, nếu có thực hành cũng chỉ là những buổi nhỏ lẻ trên lớp học, chưa có sự trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, qua quá trình giảng dạy, giáo viên nhận thấy sự trùng lặp kiến thức giữa các môn học có sự liên quan: Địa lý, Sinh học, Công nghệ, Vật lý… dễ khiến học sinh nhàm chán, không còn sự hứng thú đối với môn học, từ đó kết quả giáo dục không cao, không có tính ứng dụng cao vào đời sống xã hội. 

Từ tình hình thực tế, nhà trường đã xây dựng bộ giáo án tích hợp liên môn và được sử dụng dạy chính khóa trong bộ môn Nghề làm vườn với 9 tiết, gồm: 3 tiết lý thuyết, 3 tiết thực hành tại vườn trường, 3 tiết trải nghiệm thực tế tại hộ dân trồng bưởi đỏ ở địa phương. Trường đã cải tạo lại vườn trường, chia thành các khu riêng biệt thuận lợi cho việc triển khai mô hình.

Thầy giáo Nguyễn Đình Vụ, Hiệu trưởng trường THPT Tân Lạc cho biết: Qua 1 năm thực hiện, mô hình cho thấy những hiệu quả tích cực. Lượng lý thuyết học sinh phải ghi nhớ giảm tải  rõ rệt, thay vào đó là trải nghiệm thực tế, tạo được hứng thú học tập và kích thích sự sáng tạo. Từ đó nhà trường có thể phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em có những kiến thức nền tảng để hỗ trợ sản xuất và phát triển kinh tế gia đình”. Đặng Thảo Nguyên, học sinh lớp 11A3 chia sẻ: "Từ khi được học theo mô hình mới, chúng em cảm thấy hứng thú hơn với việc học, không còn cảm thấy nặng nề như trước. Chúng em không chỉ được thực hành ở vườn trường mà còn được trải nghiệm tại vườn bưởi của các gia đình, em thấy đó là cơ hội tốt để có thêm kiến thức thực tế về nghề làm vườn, sau này có thể áp dụng ngay tại vườn của gia đình”.

Hoạt động đổi mới sáng tạo trong dạy học của trường THPT Tân Lạc được Sở GD&ĐT đánh giá cao. Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Đây là mô hình có ý nghĩa thiết thực, kết hợp việc dạy học gắn với phát triển KT-XH của địa phương. Dạy học đi kèm với hoạt động trải nghiệm sáng tạo hình thành phẩm chất, năng lực, rèn kỹ năng sống và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Mô hình cần được nhân rộng trong toàn tỉnh, căn cứ điều kiện tự nhiên, KT-XH của từng địa phương để chọn cây trồng phù hợp. 
  
                                                             Khánh Linh (Sinh viên thực tập)

Các tin khác


Hơn 5 nghìn người dân Phúc Thọ k‎í tên kêu gọi chấm dứt nuôi nhốt gấu

Việc xóa sổ thành công hoạt động nuôi nhốt gấu ở điểm nóng Phúc Thọ sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy công tác chuyển giao gấu tại các địa phương còn tồn đọng tình trạng này.

Người dân “chen chân” mua vàng trong ngày vía Thần Tài

(HBĐT)- Ngày vía Thần Tài – tức ngày 10, tháng giêng âm lịch (14/2) năm nay, ngay từ sáng sớm đã có rất đông người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tranh thủ đến các tiệm vàng xếp hàng chờ mua vàng lấy may. Theo quan niệm dân gian, mua vàng trong ngày Vía Thần tài chủ nhân sẽ được phúc lộc, sung túc, may mắn cả năm.

Thành phố Hòa Bình: Xử lý vi phạm 113 cơ sở sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) -Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đã chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019. Theo đó, hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân, không xảy ra việc xáo trộn và khan hiếm hàng hóa, lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh. Giá cả hàng hóa tại thị trường TP Hòa Bình ổn định, không có những diễn biến phức tạp. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết và một số mặt hàng tiêu dùng khác giao động nhỏ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.

Chung tay chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em

(HBĐT) -Tỉnh ta có 222.080 trẻ, chiếm 26,4% dân số toàn tỉnh, trong đó 2.036 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 32.799 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từng bước đi vào cuộc sống xã hội, làm thay đổi đáng kể về nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và mỗi gia đình đối với trẻ em. Đời sống vật chất, tinh thần của trẻ em không ngừng được nâng lên.

Trao tặng 101.735 suất quà dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

(HBĐT) - Theo thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy, dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đón Tết với tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh quan tâm thăm hỏi gia đình chính sách, người có công, các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào sinh sống tại các xã khó khăn. Tính đến ngày 12/2/2019, toàn tỉnh đã tổ chức trao tặng 101.735 suất quà tới các đối tượng với tổng kinh phí 33,2 tỷ đồng.

Kiểm điểm, chuyển công tác chủ tịch phường từ chối cấp chứng tử

Ngày 13.2, lãnh đạo UBND TX.Tân Uyên (Bình Dương) cho biết đã kiểm điểm và đề nghị chuyển công tác bà Huỳnh Thị Chính, Chủ tịch UBND P.Tân Phước Khánh, liên quan đến vụ từ chối cấp giấy chứng tử cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục