(HBĐT) - Địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) bị chia cắt bởi mạng lưới sông, suối. Dân cư sinh sống thưa thớt và hình thành nhiều chòm nhỏ, lẻ. Theo khảo sát, trên địa bàn hiện có 4 cầu treo dân sinh, 7 ngầm thoát nước được xây dựng tạo điều kiện cho người và phương tiện lưu thông. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn đối với người dân khi xảy ra lũ bão, thiên tai. Trước thực tế đó, cấp ủy, chính quyền xã đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, giảm thiểu tối đa thiệt hại tài sản của người dân.
Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công cầu cứng Gạo Bạc, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tạo điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.
Theo thống kê năm 2018, các đợt mưa lũ kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh. Trong đó, hơn 40 nhà bị ngập úng, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 200 triệu đồng. Nhiều đoạn đường lầy lội, sạt lở nghiêm trọng gây ách tắc giao thông, toàn bộ hoạt động vận chuyển, giao thương hàng hóa buộc phải ngừng hoạt động.
Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: "Ngay từ đầu năm 2019, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã lập kế hoạch, triển khai tuyên truyền đến các thôn, xóm trên địa bàn nghiêm túc thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Phân công lực lượng tổ chức kiểm tra, rà soát, cắm biển báo nguy hiểm tại các khu vực xung yếu có nguy cơ ngập úng và xảy ra sạt trượt. Chủ động theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để kịp thời thông báo trên loa phát thanh tới toàn thể nhân dân. Huy động các lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ ứng trực 24/24 h để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ di chuyển người và tài sản trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân chú trọng kiểm tra, gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Chủ động chuyển đổi trồng và thu hoạch sớm các giống cây ngắn ngày để đảm bảo không bị thiết hại về kinh tế. Khuyến cáo người và phương tiện không nên lưu thông trên đường khi xảy ra thiên tai, mưa, bão.
Khảo sát thực tế tại thôn Thung Trâm, một trong những thôn nằm trong vùng trũng thường xuyên bị ngập úng khi nước lũ dâng cao. Qua tìm hiểu được biết, nhiều năm liên tiếp vào mùa mưa, 1/2 diện tích của thôn thường bị ngập lụt, có điểm sâu đến 2 m. Ông Phạm Văn Toàn, Trưởng thôn Thung Trâm cho biết: "Hiện, trên địa bàn có nhiều hộ phát triển chăn nuôi với quy mô tổng đàn của thôn từ 5.000 - 6.000 con. Nếu không kịp thời sơ tán vật nuôi đến nơi an toàn thì sẽ thiệt hại nặng nề về kinh tế. Chính vì vậy, cán bộ thôn đã chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo yêu cầu trên loa phát thành, tiếng kẻng đã quy ước khi xảy ra mưa bão. Huy động toàn bộ lực lượng trong thôn tập trung hỗ trợ, di chuyển người và tài sản đến nhà văn hóa thôn. Một số hộ có điều kiện đã chủ động xây dựng nhà gác cao để đảm bảo an toàn tài sản khi nước lũ dâng cao".
Bên cạnh đó, chính quyền xã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, các chương trình, dự án lồng ghép để cứng hóa các trục đường giao thông. Theo thống kê, trục đường liên xã dài 12,7 km đã được cứng hóa 90%; trục liên thôn, xóm 14,1 km cứng hóa đạt 53,47%; trục ngõ xóm 10,87% cứng hóa đạt trên 30%. Ngoài ra, Nhà nước đã hỗ trợ nguồn vốn trên 50 tỷ đồng xây dựng cầu cứng Gạo Bạc và 2 km đường bê tông, tạo điều kiện cho các phương tiện ô tô có thể lưu thông từ đường Hồ Chí Minh đến khu vực trung tâm xã, dự kiến cuối năm nay sẽ chính thức đưa vào hoạt động.
Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục triển khai tổ chức rà soát, thống kê các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai để có giải pháp cụ thể. Huy động nguồn lực để nhanh chóng hoàn thiện các công trình đường giao thông đáp ứng nhu cầu dân sinh. Qua đó nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương".
Đức Anh
Ngày 17/5, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C.
Việc đoàn đại biểu quốc tế tham dự Vesak 2019 hành hương lên Fansipan dự Đại lễ cầu quốc thái dân an thể hiện sức hấp dẫn của các điểm đến tâm linh Việt Nam với giới tăng ni, phật tử quốc tế.
(HBĐT) - Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình CLB LTHTGN trên giai đoạn 2016 – 2020 và Dự án "Hỗ trợ NCT thiệt thòi thông qua nhân rộng CLB LTHTGN ở Việt Nam”. Được sự tài trợ của Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế tại Việt Nam, năm 2019 trên địa bàn huyện Cao Phong đã thành lập được 1 CLB LTHTGN tại xóm Bưng, xã Thu Phong
(HBĐT) - Ngày 15/5, tại Hội trường Uỷ ban MTTQ tỉnh, Ban chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (2009 - 2019).
(HBĐT) - "Từ khi thành lập Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cũng như xây dựng Chùa Hòa Bình Phật Quang thì Đại lễ Phật đản năm nay sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất. Dự kiến có khoảng hơn 3.000 đại biểu, phật tử, nhân dân tham dự. Ngoài các nghi lễ theo thông lệ, Đại lễ Phật đản năm nay sẽ có thêm nhiều nội dung ý nghĩa khác. Đây là hoạt động lớn nhất của Phật giáo trong năm. Công tác chuẩn bị cho đến thời điểm này đã hoàn tất. Hòa Bình Phật Quang đã sẵn sàng đón quý đại biểu, phật tử, nhân dân đến với Đại lễ Phật đản năm 2019 (Phật lịch 2.563) sẽ diễn ra vào ngày 12/4 âm lịch (ngày 16/5 dương lịch)” - đó là khẳng định của Thượng tọa Thích Đức Nguyên, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trụ trì chùa Hòa Bình Phật Quang.
(HBĐT) - Chuẩn bị cho việc bàn giao học sinh về nghỉ hè năm học 2018 – 2019, ngày 13/5, Trường PT DTNT THCS B huyện Đà Bắc đã tổ chức tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước.