(HBĐT) - Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hòa Bình đã có hàng vạn người con cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Hòa Bình lập lại, hàng nghìn người con đã không thể trở về hoặc để lại một phần máu xương và trở về không lành lặn. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn xã hội để khơi dậy phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa” là phần việc tỉnh ta luôn thực hiện tốt trong nhiều năm qua và hành trình vẫn đang được tiếp nối.


Tháng 7 nghĩa tình, một lần nữa tôi được cùng đoàn công tác của tỉnh về miền Trung nắng lửa viếng Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 thuộc tỉnh Quảng Trị. Được biết, tại 2 nghĩa trang này có 123 liệt sỹ là những người con của tỉnh ta đang yên nghỉ, trong đó Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn 85 phần mộ và Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 có 45 phần mộ. Thực hiện xong nghi lễ dâng hương, hoa viếng linh hồn các liệt sỹ, đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chia sẻ: Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc, tỉnh ta có gần 6.000 người đã anh dũng hy sinh, gần 5.000 thương, bệnh binh đã để lại một phần xương máu trên khắp các chiến trường. Trên 3.000 người nhiễm chất độc hóa học và 614 con đẻ phơi nhiễm chất độc hóa học. Đến nay đã có 240 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý "Mẹ Việt Nam anh hùng”.


Đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 (Quảng Trị).

Nối tiếp truyền thống đạo lý cao đẹp "Uống nước nhớ nguồn”, "Ăn quả nhớ người trồng cây”, những năm qua, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho Ban chỉ đạo Chăm sóc người có công tỉnh khơi dậy phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa”. Theo đó, phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa” đã được phát động sâu rộng tới các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình liệt sỹ, thương, bệnh binh, các đối tượng chính sách. Đến nay, đời sống của các hộ chính sách được ổn định và nâng cao, có 96,66% hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên cùng địa bàn cư trú; trên 90% thương, bệnh binh được công nhận là người công dân kiểu mẫu; 97% gia đình liệt sỹ được công nhận là gia đình cách mạng kiểu mẫu.

Để thúc đẩy hơn nữa phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa”, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2019) với nhiều hoạt động cụ thể nhằm tri ân, tôn vinh, ghi nhận những đóng góp, hy sinh to lớn của thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ và người có công. Tại Kế hoạch số 99, ngày 24/5/2019, UBND tỉnh đã giao UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - liệt sỹ trên địa bàn bằng các hoạt động thiết thực như: Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng; dâng hương viếng nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ; tập trung rà soát tình hình đời sống, nhà ở của các hộ chính sách, người có công với cách mạng để có phương án trợ giúp đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc các nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ ở địa phương; xem xét, quyết định công nhận các xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công; tổ chức vận động ủng hộ xây dựng Quỹ đền ơn - đáp nghĩa; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan rà soát các trường hợp còn tồn đọng hồ sơ xác nhận người có công, những trường hợp không có giấy tờ để giải quyết kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách và chi trả trợ cấp ưu đãi ở cơ sở…

Những hoạt động thiết thực này nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể: Đến hết năm 2019, có 99% hộ chính sách, người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân cùng địa bàn nơi cư trú; tỷ lệ xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công đạt 100%; xây dựng Quỹ đền ơn - đáp nghĩa đạt 6 tỷ đồng và đặc biệt là giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở cho người có công, đảm bảo không còn hộ người có công phải sống trong những ngôi nhà tạm, dột nát.

Có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp tỉnh tới cơ sở, phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh đã được triển khai sâu rộng. Tháng 7 - tháng tri ân, các thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công… ấm áp hơn bởi những việc nghĩa tình.


Thúy Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục