(HBĐT) - LTS: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2019 là ngày hội lớn biểu dương, khen thưởng và tôn vinh người DTTS tiêu biểu trong toàn tỉnh. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, đồng thời xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc và công tác vận động đồng bào DTTS trong tỉnh những năm qua.
Các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra việc sử dụng xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò (Mai Châu).
P.V: Thưa đồng chí Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014, công tác dân tộc của tỉnh ta đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, tạo niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng. Xin đồng chí đánh giá những kết quả nổi bật của công tác này?
Đồng chí Đinh Thị Thảo: Sau Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ II, với quyết tâm thư của Đại hội, chúng ta đã tổ chức triển khai thực hiện, tập trung vào những nội dung, giải pháp trong Đại hội đã nêu. Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cùng với các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và vào cuộc sát sao. Công tác quản lý, điều hành các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh ta đã đạt những kết quả nhất định.
Sự ưu tiên, huy động các nguồn lực tập trung phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi được quan tâm. Chúng ta tập trung vào 2 Chương trình mục tiêu quốc gia lớn của giai đoạn 2016 - 2020 là xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và giảm nghèo bền vững. Đến thời điểm này, so với mặt bằng chung của các tỉnh miền núi phía Bắc thì tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả rất đáng ghi nhận, nhất là thành tựu từ việc huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án lĩnh vực công tác dân tộc.
Nổi bật là Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 được triển khai trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trong tỉnh với tổng kinh phí gần 687 tỷ đồng, qua đó có 918 công trình khởi công mới; duy tu, bảo dưỡng trên 1.100 công trình hạ tầng phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT - XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS và một số chính sách, chương trình, dự án quan trọng khác.
Chương trình XDNTM đạt được kết quả khả quan. Đến nay, toàn tỉnh đã có 82/191 xã đạt chuẩn NTM, tăng 51 xã so với năm 2015. TP Hòa Bình đã hoàn thành nhiệm vụ XDNTM. Huyện Lương Sơn đang hoàn thiện thủ tục đạt chuẩn NTM trong năm nay (vượt chỉ tiêu 200% về đơn vị cấp huyện theo Nghị quyết đề ra).
Thực hiện chủ trương phát triển KT - XH vùng DTTS và miền núi, đến nay, diện mạo vùng DTTS của tỉnh có chuyển biến tích cực. Các chương trình, dự án đã đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH và giảm nghèo của tỉnh. Hàng năm, tỷ lệ giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm từ 3 - 4%. Đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn trên 14%; dự kiến đến cuối năm 2019 tiếp tục giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo.
P.V: Từ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đã giúp vùng DTTS trong tỉnh đổi thay, từ đó người dân thấy được vai trò chủ thể của mình. Vậy đồng chí có đánh giá như thế nào về đóng góp của đồng bào DTTS đối với phát triển KT - XH của tỉnh?
Đồng chí Đinh Thị Thảo: Xuất phát từ đặc thù của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, do vậy, công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân nâng cao nhận thức được quan tâm. Đối với cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh, ý thức vươn lên được thể hiện trong việc cộng đồng, người dân tham gia trực tiếp phát triển KT - XH, nhất là các chương trình, dự án, chính sách dân tộc.
Đồng bào các DTTS trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, nêu cao ý chí tự lực, tự cường xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đồng bào đã phát huy nội lực để phát triển kinh tế gia đình cũng như góp sức xây dựng quê hương. Minh chứng rõ nét nhất là trong Chương trình XDNTM, người dân đã phát huy vai trò chủ thể. Có rất nhiều gương điển hình trong hiến đất, ủng hộ công sức, tiền của giúp địa phương có công trình, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang hơn, đời sống nhân dân ngày một nâng lên.
P.V: Thưa đồng chí, nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, thu hẹp dần địa bàn đặc biệt khó khăn và tiếp tục cải thiện đời sống đồng bào DTTS, xin đồng chí cho biết nhiệm vụ đặt ra đối với công tác dân tộc của tỉnh ta trong thời gian tới?
Đồng chí Đinh Thị Thảo: Công tác dân tộc là vấn đề cơ bản trọng yếu, lâu dài, xuyên suốt sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, tiếp tục tạo sự phát triển ở vùng đồng bào DTTS, trong giai đoạn tới, các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của T.Ư, của Tỉnh ủy về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề này; đồng thời phát huy tính tự giác, chủ động của đồng bào trong xây dựng cuộc sống mới.
Cơ quan làm công tác dân tộc sẽ chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong đó, coi trọng nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn đồng bào kỹ năng, phương pháp, ứng dụng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả.
Quan tâm hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo sinh kế, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn giảm nghèo bền vững. Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, nhất là ưu tiên đầu tư cho các xóm, xã đặc biệt khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Hoàng Nga (Thực hiện)
Thời điểm xảy ra vụ án cô gái bị đâm chết, người dân đã quay lại clip với hình ảnh một cảnh sát giao thông tay cầm gậy đứng gần đấy nhưng không ngăn cản quyết liệt mà chỉ đứng nhìn.
(HBĐT) - Sáng 10/10, Viettel Hoà Bình tổ chức lễ trao thưởng Chương trình "Quay số trúng thưởng Viettel++” cho 7 khách hàng may mắn với tổng trị giá giải thưởng trên 155 triệu đồng.
(HBĐT) - LTS: Theo kế hoạch, Tháng cao điểm "Vì người nghèo” năm 2019 được tổ chức ở các cấp từ ngày 17/10 - 18/11. Lễ phát động Tháng cao điểm cấp tỉnh được tổ chức vào ngày 11/10 tại trụ sở MTTQ tỉnh. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban quản lý (BQL) Quỹ "Vì người nghèo” tỉnh về Tháng cao điểm và những hoạt động hỗ trợ người nghèo, cộng đồng nghèo trong tỉnh.
UBND huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) đã nắm bắt được thông tin và đang cho xác minh, kiểm tra việc một nhóm người đàn ông đi xe máy khoả thân, "làm lố" ngay trên danh thắng Mã Pí Lèng.
(HBĐT) - Cuối tháng 9, chúng tôi cùng đoàn kiểm tra BHXH huyện Tân Lạc, BHXH tỉnh đến Công ty TNHH MTV Công nghệ Tiến Trung tại xã Phong Phú. Đây là công ty sản xuất gạch tuynel đã hoạt động hơn 6 năm nay tại địa bàn. Khi chúng tôi đến, Công ty có gần 20 lao động đang làm việc. Tuy nhiên qua tìm hiểu, từ khi hoạt động đến nay, lãnh đạo và công nhân đều không tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 28 xã, thị trấn với dân số trên 118.000 người. Thực hiện Kế hoạch số 100/KH-UBND, ngày 24/5/2019 của UBND tỉnh về triển khai, thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Kim Bôi là 1 trong 2 huyện có số đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều nhất tỉnh. Trong đó, tính số cơ học, Kim Bôi là huyện giảm nhiều xã nhất với 11 xã; tỷ lệ giảm 39,29%.