(HBĐT) - Trường không có kế hoạch chiêu sinh, tiếp nhận học sinh hoàn toàn bị động. Cán bộ, bộ đội và học sinh từ các nơi về có lúc tập trung đôi ba chục người, có lúc vài người; về thời điểm đầu năm học, có khi giữa năm hoặc cuối năm học. Trình độ văn hóa có người chưa biết chữ, có người đã học lớp 1, 2, nhiều anh, chị em nói tiếng phổ thông chưa sõi... Nhưng vượt lên những thử thách đó, Trường Cán bộ dân tộc miền Nam đã đào tạo ra hàng trăm hạt giống đỏ, là UV BCH T.Ư Đảng, UV BTV Quốc hội, Trung tướng công an… và đông đảo hơn cả là lực lượng lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Cựu học sinh nhà trường tại tỉnh Đăk Lăk chia sẻ kỷ niệm những năm tháng học tập tại Trường Cán bộ dân tộc miền Nam.
Với đặc thù của trường, để có chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả, được sự giúp đỡ của các Ty Giáo dục: Hòa Bình, Hà Nam, Cao Bằng, trường đã vận dụng một cách sáng tạo đường lối, phương châm giáo dục của Đảng, luôn nghiên cứu khâu tổ chức, giảng dạy sao cho phù hợp. Nội dung chương trình học tập được biên soạn sát với đối tượng học sinh, giáo viên phải sản xuất ra nhiều đồ dùng giảng dạy, làm giáo cụ trực quan và giành nhiều thời gian tăng cường phụ đạo cho học sinh ngoài giờ lên lớp.
Từ năm 1959 - 1975, trường đã có 563 học sinh, cán bộ được cử đi học các ngành trung cấp chuyên môn; 380 người đi công tác "B", 450 người đi công tác thực tế vừa làm vừa học ở các tỉnh kết nghĩa. Đặc biệt, cán bộ, học viên các dân tộc có trình độ văn hóa cấp I, cấp II được chuyển về Nam công tác sau ngày miền Nam giải phóng là 460 người.
Theo danh sách thống kê chưa đầy đủ của Ban liên lạc cựu học sinh Trường cán bộ dân tộc miền Nam, nhiều gia đình cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc có từ 1 - 5 người con trưởng thành từ mái trường này giữ cương vị chủ chốt ở các sở, ban, ngành của tỉnh và Trung ương. Tiêu biểu như gia đình ông K So Ný có 3 người con là: Ksor Nhan, Ksor Nham, Ksor Phước giữ cương vị chủ chốt từ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai cho đến Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Gia đình ông A Ma Khê, nguyên Phó Giám đốc Trường Cán bộ dân tộc miền Nam có 6 người con thì có 4 người con học tập tại trường đã trưởng thành, trong đó có 1 người là Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, 1 người là Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy, 2 người là Phó Chủ tịch UBND tỉnh của tỉnh Đăk Lăk…
Trò chuyện với chúng tôi, bà Mai Hoa Niê Kdăm, nguyên TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết: Trong những năm tháng học tập, sinh sống tại Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, nhiều anh, chị em học viên dân tộc thiểu số miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau đã được rèn luyện, trưởng thành, trở những "hạt giống đỏ” cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ và tái thiết đất nước từ sau ngày giải phóng miền Nam tới nay. Từ không biết chữ, chưa nói rõ tiếng phổ thông, họ được giáo dục và trở thành những con người có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có kiến thức văn hóa, nhận thức chính trị. Nhiều người trong số đó đã giữ các cương vị chủ chốt của tỉnh, các sở, ban, ngành các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và có sự đóng góp ý nghĩa trong phát triển KT - XH mỗi địa phương.
Dương Liễu
Sáng 30/11, chuyến bay của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đưa thi thể và tro cốt của 23 nạn nhân thiệt mạng tại Anh về đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Trong đợt hai, 16 thi thể nạn nhân và tro cốt của 7 nạn nhân được bàn giao cho đại diện các địa phương và vận chuyển về quê nhà bằng ô tô. Như vậy, toàn bộ thi thể và tro cốt của cả 39 nạn nhân đã về nước và được vận chuyển về quê nhà ở các tỉnh: Nghệ An, Thừa Thiên - Huế và thành phố Hải Phòng...
(HBĐT) - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2017, là đơn vị đầu mối thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân. Nhằm hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch, giải quyết TTHC, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã xây dựng cuốn sổ tay "Hướng dẫn thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!.
(HBĐT) - Từ TP Hòa Bình tới xã Đồng Nghê (Đà Bắc) ngót nghét trăm cây số. Những cung đường uốn lượn, nhiều đoạn gập ghềnh đất đá, rồi thì biển cảnh báo sạt lở liên tiếp, dấu vết của đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017 vẫn còn hằn sâu khiến đường tới Đồng Nghê càng thêm xa.
(HBĐT) - Thượng Tiến là xã vùng sâu của huyện Kim Bôi. Xã nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, đời sống của bà con gắn liền với nông lâm nghiệp và lợi ích từ rừng mang lại. Trước đây, vẫn còn một bộ phận người dân lưu giữ, sử dụng vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ khí tự chế như súng kíp, súng săn, súng hơi cồn để săn bắn chim, thú. Là xã làm điểm thực hiện công tác thu hồi và phòng, chống tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với mô hình "Bản làng bình yên không tiếng súng”, trong nhiều năm qua, tình hình ANTT trên địa bàn xã luôn được bảo đảm.
(HBĐT) - Ngày 27/11, tại nhà văn hóa xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn đã tổ chức buổi đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với các hộ dân và doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực khai thác đá và chế biến vật liệu xây dựng trên địa bàn hai xã Cao Dương và Cao Thắng.
(HBĐT) - Ngày 28/11, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Sơn đã có buổi tiếp xúc đối thoại người dân xóm Hổ I, xã Yên Nghiệp.