(HBĐT) - Ngày 16/12, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thanh niên và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam ở tỉnh ta. Làm việc với đoàn, phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Tỉnh Đoàn, Sở Nội vụ, các thành viên Ban chỉ đạo phát triển thanh niên tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.
Hoà Bình hiện có trên 240.900 người trong độ tuổi thanh niên, chiếm 28,29% dân số. Trong những năm gần đây, thanh niên được chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục tốt hơn để phát triển toàn diện. Tỉnh ủy đã ban hành 1 nghị quyết, 3 chỉ thị, 2 chương trình và 1 kết luận; HĐND tỉnh ban hành 6 nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 9 văn bản triển khai, thực hiện các chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, xây dựng, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về thanh niên cũng đặc biệt được chú trọng.
Theo đó, 100% thanh niên lực lượng vũ trang, trên 97% thanh niên là CB, CC, VC và trên 65% thanh niên nông thôn được biết về nội dung của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hoà Bình. 100% học sinh khối lớp 9 và học sinh THPT được định hướng nghề nghiệp, việc làm cho tương lai. 100% CB, CC trong độ tuổi thanh niên đáp ứng trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn ngạch, bậc và tiêu chuẩn cán bộ quản lý. 95% CB, CC đang giữ chức vụ lãnh đạo các cấp trong độ tuổi thanh niên được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định. Số đảng viên kết nạp trong độ tuổi thanh niên đạt 69,8%...
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển thanh niên tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian qua, tỉnh đã dành sự quan tâm đúng mức tới công tác thanh niên. Đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho thanh niên. Thực hiện tốt công tác TTPBGDPL nhằm giảm thiểu đối tượng thanh niên mắc vào TNXH. Cụ thể, trong thời gian vừa qua, Hòa Bình thực hiện quyết liệt việc xử lý các vụ việc cho vay nặng lãi, tín dụng đen, buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy. Thực hiện tốt công tác cai nghiện ma túy bằng thuốc thay thế methadone.
Qua ý kiến trao đổi của đoàn công tác, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành làm rõ, bổ sung thông tin báo cáo Trung ương... Đồng thời, tỉnh kiến nghị với đoàn kiểm tra một số nội dung như: Đề nghị các bộ, ngành T.Ư khi xây dựng và tham mưu ban hành các chính sách xã hội nên tính toán tới yếu tố thanh niên và cụ thể hóa vào trong chính sách. Chỉ đạo, theo dõi các chỉ tiêu cụ thể liên quan tới thanh niên theo hệ thống ngành dọc. Đề nghị ban hành cơ chế khen thưởng, kỷ luật trong công tác phát triển thanh niên. Bộ GD&ĐT có chính sách về hỗ trợ học phí, trợ cấp sinh hoạt cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Tăng cường chỉ đạo công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT để tăng học sinh ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, tổ chức các hội thảo chuyên đề về thanh niên, giới thiệu những mô hình điển hình của các tỉnh, thành phố trong cả nước để cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm triển khai hiệu quả.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đánh giá cao sự phối hợp của tỉnh trong việc chuẩn bị nội dung và tổ chức buổi làm việc với đoàn công tác. Qua nghe báo cáo của tỉnh, đồng chí đề nghị: Trong thời gian tới, Hòa Bình cần quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thanh niên trên các lĩnh vực phát triển KT-XH. Tiếp tục bố trí nguồn nhân lực để thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển thanh niên mà T.Ư và tỉnh đã đề ra. Có cơ chế, cách thức để nắm tình hình thanh niên đi làm ăn xa, tạo sự gắn kết giữa thanh niên Hòa Bình với quê hương, bản quán. Có giải pháp nhằm giảm thiểu các vụ phạm pháp có liên quan đến thanh niên. Năm 2020 là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, cũng là năm kết thúc việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020 để xây dựng chiến lược cho giai đoạn mới, đề nghị tỉnh có tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, qua đó kiến nghị, đề xuất với T.Ư có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn tới.
Thúy Hằng
(HBĐT) - LTS: Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVI, cử tri trên địa bàn tỉnh gửi đến HĐND tỉnh nhiều ý kiến, kiến nghị. Vừa qua, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 337 trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung trả lời đến cử tri trong tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 15/12, Hội CTĐ huyện Đà Bắc phối hợp với CLB Thiện Tâm huyện Thanh Oai (Hà Nội) tổ chức chương trình "Chăn ấm vùng cao” tặng quà cho hộ khó khăn, gia đình chính sách, trẻ em nghèo tại xóm Diều Nọi, xã Tân Minh.
(HBĐT) - Ngày 15 tháng 12 năm 2019, tại TP Hòa Bình, đại diện công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam và Tổng đại lý Hòa Bình đã tổ chức lễ chi trả 480 triệu đồng quyền lợi bảo hiểm cho gia đình khách hàng Trần Thanh Sơn, trú tại tổ 9, phường Tân Hòa, TP.Hoà Bình.
(HBĐT) - Cùng thời điểm này năm 2018, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) bùng phát và gây thiệt hại trên đàn lợn của tỉnh. Năm nay, dịch xuất hiện trở lại trên đàn gia súc của một số địa phương. Hiện đã ghi nhận 2 ổ dịch LMLM tại huyện Lương Sơn, 2 ổ dịch tại huyện Đà Bắc. Lác đác có hiện tượng trâu, bò bị bệnh LMLM ở các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Ngày 12/12, Đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra công tác phát triển sản xuất chăn nuôi, phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm tại huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) có khoảng 45 hộ dân sinh sống trong các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn sạt lở cao cần di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, do quỹ đất ở hạn hẹp, nguồn kinh phí hỗ trợ lớn, nên địa phương không đáp ứng được. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền và người dân mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ người dân được chuyển đến nơi an toàn. Qua đó sớm ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.