Ngay sau khi Hà Nội công bố thông tin về ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, từ sáng ngày 7 - 8/3, một số người dân có tâm lý hoang mang, đi mua lương thực, hàng hóa dự trữ hoặc gửi cho người thân ở Hà Nội, dẫn đến tình trạng nhiều hàng hóa bán rất chạy tại siêu thị, chợ dân sinh.
Các quầy bán thịt lợn tại chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình) luôn đông khách từ sáng ngày 7 - 8/3 trước nhu cầu mua thịt lợn gửi đi Hà Nội của người dân.
Theo khảo sát, tại chợ Nghĩa Phương, chợ Tổng, chợ Tân Thành trên địa bàn TP Hòa Bình, từ sáng sớm ngày 7 - 8/3, tình trạng người dân đi mua các loại thực phẩm như thịt lợn, rau, cá, thịt gà tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường. Một số mặt hàng giá tăng nhẹ: thịt lợn, thịt gà giá tăng từ 10.000 - 20.000 nghìn đồng/kg; rau mồng tơi tăng từ 7.000 đồng/mớ lên 10.000 đồng/mớ... Tuy nhiên, nhiều mặt hàng như cá, gạo ổn định, không tăng giá.
Chị Hoàng Thị Liên, tiểu thương bán cá tại chợ Nghĩa Phương chia sẻ: Ngay từ sáng sớm ngày 7/3, người dân đi mua cá tăng gấp 2 lần so với ngày thường. Khách hàng mua với số lượng lớn để gửi đi Hà Nội cho người thân. Tuy sức mua tăng mạnh nhưng giá không tăng. Cá lăng vẫn dao động từ 90.000 - 100.000 nghìn đồng/kg, cá trắm từ 70.000 - 80.000 nghìn đồng/kg. Nguồn cung cấp cá dồi dào đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.
Từ sáng đến tối ngày 7/3, tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị trên địa bàn TP Hòa Bình luôn đông người dân đến mua mỳ tôm, nước mắm, muối, mỳ chính. Nhiều người mua từ 2 - 3 thùng mỳ tôm dẫn đến có lúc trên các kệ hàng cháy mặt hàng mỳ tôm. Tuy nhiên, tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị nguồn cung các mặt hàng luôn đảm bảo, khi mặt hàng nào hết chủ cửa hàng lại nhập về để đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân.
Chị Nguyễn Thị Hoài Hưng, Giám đốc siêu thị AP Plaza cho biết: Ngày 7/3, lượng khách hàng tới siêu thị mua sắm tăng gấp 6 - 7 lần so với ngày thường. Khách hàng chủ yếu mua các mặt hàng như mỳ tôm, đồ hộp, giấy vệ sinh... Siêu thị chúng tôi đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa cho khách hàng. Giá của các mặt hàng được bán theo đúng giá niêm yết, không có tình trạng tăng giá. Đến ngày 8/3, tình trạng người dân đổ xô tới siêu thị mua hàng đã giảm nhiều so với ngày 7/3. Trong thời gian tới, siêu thị sẽ khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của thị trường và đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa cho người dân. Siêu thị đang có kế hoạch nhập hàng gấp 3 lần để phục vụ khách hàng.
Hiện tại, người dân trên địa bàn tỉnh không nên hoang mang trước diễn biến của dịch Covid-19. Người dân không nên mua hàng hóa để tích trữ, mà cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng dịch như không tập trung tại nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay phòng dịch...
Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho biết: Từ trước khi TP Hà Nội công bố có trường hợp nhiễm Covid-19, Sở Công Thương đã có kế hoạch đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận người dân đang có tâm lý hoang mang, sợ thiếu các mặt hàng thực phẩm dẫn tới tình trạng đổ xô đi mua hàng dự trữ hoặc gửi cho người thân ở Hà Nội. Vì vậy, ngay sáng 7/3, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Sở Công Thương, Phòng Quản lý thương mại đã khảo sát tại tất cả các huyện, thành phố nhằm nắm tình hình tiêu thụ hàng hóa tại các địa phương. Qua khảo sát cho thấy, tuy sức mua của người dân có tăng nhưng lượng hàng hóa vẫn đảm bảo để cung cấp cho người dân. Hiện tại, tỉnh đảm bảo không để xảy ra thiếu hàng hóa trong bất kỳ tình huống nào, kể cả khi lượng mua sắm tăng cao. Sở Công Thương sẽ phối hợp với các siêu thị, đại lý để nghiên cứu, nắm tình hình nhu cầu mua sắm của thị trường. Nếu nhu cầu thị trường tăng sẽ nhập thêm hàng hóa, không để các kệ bị trống hàng, thiếu hàng. Người dân cần ổn định tâm lý mua hàng theo đúng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, tránh hoang mang lo lắng vì lượng hàng hóa vẫn rất dồi dào.
Thu Thủy
(HBĐT) -
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày 6/3, Ban Nữ công - Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh tổ chức tọa đàm về hoạt động nữ công và gặp mặt nữ đoàn viên tiêu biểu. Dự buổi tọa đàm có các đồng chí lãnh đạo Ban quản lý các khu CN tỉnh, LĐLĐ tỉnh cùng trên 40 chị em phụ nữ là trưởng, phó ban nữ công và 15 nữ công nhân tiêu biểu thuộc các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn khu
(HBĐT) - Năm 2020 đánh dấu mốc lịch sử mới trên con đường phát triển của thị trấn Bo (Kim Bôi). Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, thị trấn Bo được điều chỉnh mở rộng cả về quy mô dân số lẫn diện tích tự nhiên. Với nguồn nội lực mới, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây bắt tay vào xây dựng thị trấn ngày càng vững mạnh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của "đất chén vàng” Kim Bôi.
(HBĐT) - Ngay sau khi hoàn thành việc sáp nhập 8 xã, thị trấn thành 3 xã, thị trấn, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp - hộ tịch của các địa phương sau sáp nhập ở huyện Lạc Sơn đã từng bước ổn định hoạt động, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân.
Văn phòng Ủy ban quốc gia về Ứng phó với Sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức cứu nạn kịp thời cho các ngư dân gặp sự cố trên biển.
(HBĐT) - Thực hiện chủ đề "Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện, sáng tạo vì cộng đồng”, thiết thực chào mừng kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2020), ngày 5/3, Huyện Đoàn Cao phong tổ chức khởi động Tháng thanh niên năm 2020 tại xóm Nhõi Trong, xã Hợp Phong.
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1.980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày 5/3, LĐLĐ tỉnh phối hợp với LĐLĐ thành phố Hòa Bình thăm và trao quà cho 3 nữ công nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất gồm các chị: Nguyễn Thị Kim Xuân, công nhân Công ty TNHH Pacific; Lê Thị Thu Nga, công nhân Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Hòa Bình và Nguyễn Thị Thanh Hương, Công ty TNHH Ban đai. Mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng.