(HBĐT) - Liên tiếp bệnh nhân ở các lứa tuổi, ngành nghề, từ thành thị đến nông thôn trong tỉnh phải nhập viện vì uống thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần tự tử đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nguyên nhân dẫn đến hành động đó cũng đa dạng, từ mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc, cuộc sống, đến người có bệnh lý nền tâm thần... Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để bớt đi những trường hợp đau lòng.



Bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khám cho bệnh nhân Ng.V.C. 

Khi chúng tôi có mặt tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) ngày 27/5, cũng là ngày thứ 10, anh Ng.V.C., 45 tuổi, ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) nằm bất động vì ngộ độc thuốc trừ sâu. Người nhà bệnh nhân chia sẻ: Vào buổi tối cách đó 10 ngày, thấy liên tiếp cuộc gọi từ anh C. nhưng khi bật nghe thì không nói gì. Đoán chuyện chẳng lành, đến nhà đã thấy anh C. nằm sấp nôn mửa, bên cạnh là chai thuốc trừ sâu mùi nồng nặc, vội đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu, rồi chuyển ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

          Tiếp đó, ngày 28/5, các bác sỹ lại tất bật cấp cứu cho bệnh nhân B.T.T., 30 tuổi, ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đang nuôi con nhỏ cũng uống thuốc trừ sâu phải nhập viện. Ngay bên cạnh giường anh C. là trường hợp một nam thanh niên mới 17 tuổi, học sinh lớp 11 ở huyện Tân Lạc, cũng tìm đến cái chết bằng thuốc trừ sâu. Được người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, bác sỹ cứu chữa theo phác đồ, may mắn em thoát cửa tử và được xuất viện.

          Tiến sĩ, bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc cho biết: Trước đây, hầu hết bệnh nhân ngộ độc đều phải chuyển lên tuyến T.Ư, nay đã có thể điều trị tại tỉnh. Từ ngày 18/3 - 28/5, Khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 25 bệnh nhân ngộ độc nói chung; trong đó, 16 bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần. Một bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ Paraquat đã tử vong. Bệnh nhân ở các lứa tuổi, từ thanh niên mới 17 tuổi, đến cụ già 76 tuổi, nhiều nhất là tại huyện Cao Phong, Lạc Sơn. Nguyên nhân dẫn đến hành động tự tử cũng đa dạng, từ mâu thuẫn gia đình, căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống, trầm cảm sau sinh, đến người có bệnh lý nền là tâm thần.

          Trong 3 loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc an thần, tùy liều lượng uống, thời gian được đưa đi cấp cứu, tình trạng nặng và tiên lượng tử vong của bệnh nhân sẽ khác nhau. Trong đó, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu rất nguy hiểm; đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, phải thở máy dài ngày. Đặc biệt, thuốc diệt cỏ Paraquat có độc tính cao, rất khó cứu chữa, bệnh nhân đã uống lượng lớn thì tử vong 100%. Nếu cứu được mạng sống tức thời cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần về sau, chi phí điều trị cũng rất cao, trở thành gánh nặng cho gia đình. 

 Thực tế trên đặt ra nhiều vấn đề về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), việc bán thuốc theo đơn bác sỹ, cân bằng cuộc sống trước áp lực, căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn gia đình, quản lý người tâm thần trong cộng đồng. Việc cấp cứu cho bệnh nhân tại bệnh viện chỉ là chữa "phần ngọn", nên cần những giải pháp từ "gốc" vấn đề. Tiến sĩ, bác sỹ Hoàng Công Tình cho rằng, đa số người bệnh tâm thần luôn có ý nghĩ tiêu cực là làm hại cho bản thân. Do đó, nhóm bệnh nhân này cần được quản lý, sử dụng thuốc ngoại trú, tái khám chuyên khoa tâm thần định kỳ, để tránh những tình huống đáng tiếc. Tuân thủ việc mua, bán thuốc theo đơn. Giáo dục sức khỏe cộng đồng về cân bằng tâm lý, cuộc sống. Kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, đặc biệt nên loại bỏ triệt để việc sử dụng thuốc diệt cỏ Paraquat trong nông nghiệp. Với tính chất là thuốc trừ cỏ cháy nhanh cực độc, ngoài những người cố tình uống thuốc này để tự tử, nếu sử dụng tràn lan trong nông nghiệp sẽ rất nguy hiểm cho con người khi vô ý tiếp xúc.
Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV (Sở NN&PTNT) Vũ Thị Thanh Huyền cho biết: Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 278, ngày 8/2/2017 về việc loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất 2.4 D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam. Tại điều 2 của quyết định nêu rõ, thuốc chứa hoạt chất trên chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 1 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 2 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Như vậy, hoạt chất Paraquat chỉ còn được buôn bán, sử dụng trước ngày 8/2/2019. Chi cục đã ban hành Công văn số 55, ngày 12/3/2019 thông báo các loại thuốc đã bị loại khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng. Qua kiểm tra 27 cuộc trong 3 năm (2017 – nay) với 242 cơ sở, không phát hiện trường hợp bán thuốc hoạt chất Paraquat. Nếu còn loại thuốc này trong cộng đồng, có thể do người dân tích trữ từ trước. Chi cục khuyến cáo: Người dân chỉ nên mua thuốc BVTV với lượng đủ dùng cho cây trồng, không nên tích trữ nhiều và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng. Thời gian tới, chi cục tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Chương trình thiện nguyện “Vui Tết thiếu nhi cùng trẻ em vùng cao” tại xã Đồng Ruộng

(HBĐT) - Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), Câu Lạc bộ Thiện nguyện Hòa Bình vừa phối hợp với cán bộ, chiến sỹ Phòng Hậu Cần, Công an tỉnh tổ chức chương trình thiện nguyện "Vui Tết thiếu nhi cùng trẻ em nghèo vùng cao” tại xã Đồng Ruộng (Đà Bắc).

Hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho 205 học sinh trường TH&THCS Lạc Long

(HBĐT) - Ngày 1/6, Huyện Đoàn Lạc Thủy phối hợp với Hội LHPN và Phòng LĐ-TB&XH huyện tổ chức buổi ngoại khóa với nội dung tuyên truyền "Phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, ma túy học đường” cho cán bộ, giáo viên và 205 em học sinh trường TH&THCS Lạc Long, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy).

Thành Đoàn Hòa Bình phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) phát huy vai trò xung kích trong các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Thành Đoàn Hòa Bình đã làm tốt công tác ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tạo điều kiện cho ĐVTN vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều ĐVTN đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, thoát nghèo.

Xã Yên Phú: Tình trạng sinh con thứ ba vẫn chưa cải thiện

(HBĐT) - Từ năm 2017 đến nay, tình trạng sinh con thứ 3 ở xã Yên Phú (Lạc Sơn) theo chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2017 có 8 trường hợp; năm 2018 11 trường hợp, gồm cả trường hợp sinh con thứ 4, thứ 5; năm 2019 cũng có 11 trường hợp. Năm nay, tình trạng trên cũng chưa có dấu hiệu giảm, dự báo đến hết năm có thêm 11 trường hợp sinh con thứ 3.

Hỗ trợ 162 triệu đồng cho người bị tai nạn lao động tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 31/5-1/6, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Yên Thủy, đại diện UBND huyện cùng CLB Vì trái tim trẻ thơ và các mạnh thường quân đã tổ chức trao quà, tiền hỗ trợ viện phí cho anh Đào Văn Thành, xóm Đồng Mai, xã Yên Trị, nạn nhân bị thương nặng tai nạn lao động.

Huyện Cao Phong: 3 người thương vong do dông lốc

(HBĐT) - Theo thông tin từ huyện Cao Phong, vào hồi 16h40’ ngày 1/6, trên địa bàn xã Thu Phong bất ngờ xảy ra dông lốc, làm 3 người ở xóm Bưng bị thương vong. Trong đó, 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục