(HBĐT) - Với mục tiêu phải đảm bảo an toàn và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội tỉnh luôn quan tâm thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư cấp bách, lâu dài cho người dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Từ đó, nhiều ngôi làng tái định cư (TĐC) được quy hoạch khang trang, người dân yên tâm phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.


Khu tái định cư Mớ Khoắc, thị trấn Bo (Kim Bôi) khang trang, xanh - sạch - đẹp, người dân yên tâm ổn định cuộc sống.

Giữa tháng 9/2020, có dịp tới khu TĐC Mớ Khoắc, thị trấn Bo (Kim Bôi), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng. Khoảng 4 năm trước, nơi đây chỉ là bãi đất trống, nay là khu TĐC với những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang nằm sát nhau. Đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 10/2017 ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhà cửa của 25 hộ dân xóm Mớ Khoắc và 4 hộ dân xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì (cũ), nay là thị trấn Bo. Trước thực tế đó, tỉnh và huyện đã thực hiện di dân khẩn cấp, xây dựng khu TĐC Mớ Khoắc. Đầu năm 2018, 29 hộ chuyển đến ở khu TĐC Mớ Khoắc. Sau khi ổn định cuộc sống, các hộ tập trung phát triển kinh tế. Đến nay, khu TĐC có 28/29 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,9%.

Anh Bùi Văn Thám, người dân khu TĐC Mớ Khoắc chia sẻ: So với chỗ ở cũ, ở đây điều kiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng. Khu TĐC nằm gần đường 12B, thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, thuận tiện cho học sinh tới trường.

Từ năm 2016 đến nay, người dân trên địa bàn tỉnh phải hứng chịu nhiều đợt mưa lũ, sạt lở... Năm 2017 là năm tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra, với 42 người chết và mất tích; 6.625 nhà bị hư hỏng, ngập nước, sạt lở (1.435 nhà phải sơ tán, di dân khẩn cấp do sạt lở, nguy cơ sạt lở). Để ổn định cuộc sống người dân, trong năm 2017, UBND tỉnh đã thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư cấp bách, lâu dài theo các hình thức: bố trí tập trung 625 hộ; bố trí tái định cư xen ghép 1.317 hộ; bố trí ổn định dân cư tại chỗ 4.023 hộ. Trong đó, bố trí cấp bách để ổn định cho 723 hộ (xây dựng 16 điểm dân cư tập trung bố trí cho 584 hộ, 3 cụm xen ghép bố trí cho 139 hộ) tại các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn và TP Hòa Bình.

Để người dân yên tâm phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã triển khai xây dựng 13 khu TĐC khẩn cấp phục vụ di dời 481 hộ. Huyện Đà Bắc xây dựng 5 khu, bố trí cho 183 hộ. TP Hòa Bình xây dựng 3 khu, bố trí cho 138 hộ. Huyện Kim Bôi xây dựng 3 khu, bố trí 85 hộ. Huyện Tân Lạc xây dựng 1 khu, bố trí cho 45 hộ; Huyện Mai Châu xây dựng 1 khu, bố trí cho 30 hộ. Tổng vốn đầu tư 13 khu TĐC trên 240 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ngành chức năng và các địa phương, tại các khu TĐC, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đầy đủ. Điện, nước, đường giao thông, trường học đảm bảo điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, người dân còn được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ, đào tạo dạy nghề, trang bị kiến thức để phát triển kinh tế. Nhờ vậy, trong các khu TĐC có nhiều hộ giàu, hộ khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

 Đưa chúng tôi tới thăm khu TĐC xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa chia sẻ: Trận lũ lịch sử tháng 10/2017 khiến 33 hộ, với 123 người dân ở xóm Chòm Bai bị mất hoàn toàn nhà cửa, ruộng vườn. Ngay sau mưa bão, được sự quan tâm của các cấp, các ngành hỗ trợ vốn xây dựng khu TĐC Lau Bai với diện tích 4,8 ha. Giờ đây, khu TĐC Lau Bai khang trang, 80% nhà cửa được xây dựng kiên cố; điện, đường, trường học, trạm y tế đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Người dân Lau Bai đã an cư và đang nỗ lực lập nghiệp bằng nhiều mô hình phát triển kinh tế gắn với lợi thế của địa phương. Toàn khu TĐC có 20 hộ nuôi cá lồng với hơn 40 lồng cá, gồm các loại cá đặc sản như lăng, tầm, trắm, chép… Trồng rừng sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Nhờ vậy, trong khu TĐC có nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tiêu biểu như hộ ông Lý Văn Thanh với mô hình nuôi trâu, bò, quy mô trên 30 con; hộ anh Lý Văn Thân nuôi cá lồng; hộ Lý Văn Phúc phát triển kinh tế đồi rừng…

Vượt qua khó khăn, nhờ sự quan tâm kịp thời của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức CT-XH, đặc biệt là nỗ lực của người dân, tỉnh đã bố trí chỗ ở mới khang trang, sạch đẹp, ổn định cuộc sống cho người dân vùng thiên tai. UBND tỉnh xác định việc xây dựng phương án bố trí ổn định dân cư để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện hàng năm. Trong năm 2020, tỉnh thực hiện ổn định dân cư theo hình thức di dân tập trung ở 11 khu TĐC, bố trí cho 347 hộ. Bố trí ổn định theo hình thức di dân xen ghép 52 điểm, cho 780 hộ tại một số địa phương.


Thu Thủy


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục