(HBĐT) - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, những năm gần đây, bằng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nỗ lực vượt khó của mỗi gia đình, xã Đồng Chum đã từng ngày đổi thay. Những thiếu thốn về cơ sở hạ tầng thiết yếu được cải thiện nhờ các chương trình, dự án đầu tư hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước nâng cao bởi sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, cùng các cấp, ngành và sự đồng thuận của bà con thực hiện mục tiêu xây dựng cuộc sống mới.
Những năm qua, nhiều hộ ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) đã đầu tư chăn nuôi gia súc để phát triển kinh tế.
Đồng Chum địa hình chủ yếu là đồi núi, rất ít diện tích đất sản xuất nên tổng sản lượng các loại cây, con cũng như giá trị sản xuất của địa phương thường thấp hơn so với nhiều xã trong vùng. Xã có 99,39% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Lường Văn Thịnh, để phát triển, xã xác định phải nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý và đẩy mạnh SX-KD dịch vụ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, do vậy, thực hiện mục tiêu giảm nghèo luôn là nhiệm vụ công tác trọng tâm hàng đầu. Trên cơ sở huy động sức dân và nguồn lực từ Chương trình 30a, 135, xây dựng nông thôn mới… xã chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, các công trình điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Quan tâm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất thông qua việc phối hợp với các đơn vị mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, tập huấn chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời, xã chủ động phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho vay các lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp, nông thôn; tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội khác. Đến nay, dư nợ Ngân hàng CSXH toàn địa bàn trên 31,4 tỷ đồng; dư nợ Ngân hàng NN&PTNT 37,5 tỷ đồng. Vốn vay đã đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo tại địa phương.
Nhằm tạo sinh kế, hỗ trợ sản xuất cho các gia đình, xã triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như trồng cây mỡ ở 2 xóm Nhạp, Ca Lông với 20 hộ tham gia; trồng cà gai leo có 36 hộ tham gia; hỗ trợ nuôi bò sinh sản; mua máy cày cho các xóm; hỗ trợ các hộ trồng rừng, đầu tư nuôi dê, cá lồng…
Từ sự chủ động và nỗ lực vượt khó đã đưa KT-XH của Đồng Chum từng bước phát triển. Ngoài tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất để canh tác, các hộ đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Hiện, toàn xã phát triển đàn trâu, bò, dê gần 2.000 con; đàn lợn gần 800 con; gia cầm trên 10.700 con. Bên cạnh đó, kinh tế rừng được quan tâm. Trong 6 tháng đầu năm nay, hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh và thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021, toàn xã trồng được trên 4.000 cây xanh các loại, trồng mới khoảng 60 ha rừng, đạt 200% kế hoạch huyện giao, với các giống cây lâm nghiệp như: Keo, bồ đề, trẩu, mỡ, xoan, xoan hương, gáo vàng và một số loại cây ăn quả.
Bám đất, bám rừng phát triển kinh tế đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân xã Đồng Chum. Hết năm 2020, thu nhập bình quân của xã đạt 24,6 triệu đồng/người (tăng 5,3 triệu đồng so với năm 2019), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,84%, có 112 hộ thoát nghèo, cận nghèo. Xã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, năm nay phấn đấu hoàn thành thêm 2 tiêu chí về trường học và cơ sở vật chất văn hóa.
Bình Giang
(HBĐT) - Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được biết đến là địa phương có cây dổi quý, được coi như "hạt vàng đen của núi rừng Tây Bắc” mang lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn không ít khó khăn khi nguồn thu chính của người dân dựa vào nông nghiệp, thu nhập bấp bênh do giá cả lên xuống thất thường. Năm 2018, nhờ nguồn vốn hỗ trợ chăn nuôi của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở xã Chí Đạo đã thực sự có một "chiếc cần câu”, tự câu cho gia đình những "con cá” để từng bước ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Ngày 2/7, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) cùng Câu lạc bộ (CLB) Nhân ái huyện Tân Lạc tổ chức trao khẩu trang, thực phẩm cho các hộ trong khu vực bị phong tỏa, các trường học, khu cách ly trên địa bàn.
(HBĐT) - Với mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực người dân tộc thiểu số; đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững, những năm qua, công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 296, ngày 11/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về việc tổ chức tuyên dương gia đình trẻ tiêu biểu năm 2021; kỷ niệm 20 năm ngày gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2021). Ban thường vụ Tỉnh đoàn đã rà soát và lựa chọn và tuyên dương 10 gia đình trẻ tiêu biểu đến từ 10 đơn vị huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ngày 30/6, Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Tân Lạc tổ chức hội nghị tổng kết Ban đại diện Hội NCT huyện giai đoạn 2016 – 2021.
(HBĐT) - Ngày 1/7, Bưu điện tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác tăng cường công tác triển khai thực hiện chính sách BHXH. Tham dự có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Bưu điện tỉnh và các phòng, ban chức năng 2 đơn vị.