Từ tháng 12/2021, hàng loạt chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước… bắt đầu có hiệu lực.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước

Theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ; các nghị quyết hiện hành của HĐND hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Siết quy định cá nhân quyên góp từ thiện

Theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Tiêu chuẩn đối với người ra nước ngoài học tập bằng nguồn NSNN

Từ ngày 1/12/2021, Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật có hiệu lực.

Theo đó, công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Không trong thời gian bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng;

- Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác);

- Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên).

Nghị định 86/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 và bãi bỏ Quyết định 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/1/2013.

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2021 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: báo Người lao động.

Công chức, viên chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học

Từ 10/12/2021, Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chính thức có hiệu lực.

Theo quy định mới nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức bao gồm:

- Lý luận chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. (Hiện hành, quy định là kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế).

So với quy định hiện hành tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP không còn nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Nghị định 89/2021/NĐ-CP sẽ là cơ sở để các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý theo hướng không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong thời gian tới.


Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2021 - Ảnh 2.

Bổ sung mức thu phí dự thi thăng hạng viên chức hạng IV

Từ ngày 15/12/2021, Thông tư 92/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức có hiệu lực thi hành.

Theo đó, bổ sung mức thu phí dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV như sau:

Dưới 100 thí sinh là 700.000 đồng/thí sinh/lần.

- Từ 100 - 500 thí sinh là 600.000 đồng/thí sinh/lần.

- Từ 500 thí sinh trở lên là 500.000 đồng/thí sinh/lần.

Việc bổ sung mức thu phí dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV là phù hợp. Vì trước đó tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm chức danh nghề nghiệp hạng V, dẫn đến trường hợp viên chức hạng V có nhu cầu thi thăng hạng lên hạng IV.

Mức thu phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức đối với các trường hợp còn lại được giữ nguyên so với hiện hành.

11 thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Từ ngày 9/12/2021, Quyết định 31/2021/QĐ-TTg về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ có hiệu lực. Các thông tin cung cấp gồm có:

- Thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quyết định công bố thủ tục hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Thông tin hướng dẫn, hỏi đáp thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan.

- Thông tin, thông báo về tiếp nhận, trả kết quả, hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, về tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.

- Thông tin tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Thông tin về đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; khảo sát sự hài lòng của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.


Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2021 - Ảnh 3.

Thông tin báo cáo, số liệu, thống kê liên quan đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công khác.

- Thông tin địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử hướng dẫn của các cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; thông tin chủ quản, quản lý, duy trì hoạt động Cổng Dịch vụ công; thông tin đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ.

- Thông tin về nghĩa vụ tài chính và thanh toán nghĩa vụ tài chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Thông tin về dịch vụ bưu chính công ích trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.

- Thông tin về điều khoản sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Các thông tin khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nâng hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng

Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với người được bảo hiểm tiền gửi. Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng (quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg là 75 triệu đồng).

Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi trước ngày 12/12/2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Quyết định 32/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 12/12/2021, thay thế Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg.

                                                                         Theo VTV.vn

Các tin khác


Đoàn xã Tân Pheo tiếp sức cho thanh niên vượt khó

(HBĐT) - Được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi là điều kiện để nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Tân Pheo (Đà Bắc) vươn lên phát triển kinh tế, từng bước hiện thực hóa khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Dịch COVID-19: Sóc Trăng hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho người dân và doanh nghiệp

Tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, người dân trong các khu cách ly, phong toả, lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Truyền thông bảo vệ môi trường, khánh thành đường giao thông tại huyện Yên Thủy và Lạc Thủy

(HBĐT) -  Sáng 29/11, tại xã Yên Trị (Yên Thủy), UB MTTQ tỉnh phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, huyện Yên Thủy tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường (BVMT) trong xây dựng nông thôn mới (NTM) cho trên 60 cán bộ cơ sở xóm, xã của 2 xã Yên Trị và Hữu Lợi.

Hoang mang không giúp chúng ta chiến thắng dịch bệnh

(HBĐT) - Những ngày gần đây, người dân trên khắp các địa phương trong tỉnh nóng lòng trước những thông tin về dịch Covid-19. Từ 1 - 2 ca nhiễm là công dân về từ vùng dịch đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 300 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. 9/10 huyện, thành phố đã có ca lây nhiễm trong cộng đồng là: Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu, đà Băc và TP Hòa Bình. Đây cũng là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh ghi nhận các ổ dịch có diễn biến phức tạp tại huyện Lương Sơn, Kim Bôi, TP Hòa Bình.

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp

(HBĐT) - Phó Chủ tịch TT Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết: Triển khai Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của T.Ư Hội, các cấp Hội trong tỉnh đã tham mưu cho UBND các cấp ban hành kế hoạch triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh. Hàng năm, các cấp Hội tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, diễn đàn, phiên chợ truyền thông... về khởi nghiệp, kết nối thị trường. Đồng thời tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động "Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp" và cuộc thi do T.Ư Hội, cụm thi đua và tỉnh tổ chức.

Xã Phú Nghĩa: Đi đầu trong thực hiện giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Số hộ nghèo còn rất ít, hầu hết là hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo, diện bảo trợ xã hội, xã Phú Nghĩa là đơn vị đi đầu, điển hình của huyện Lạc Thủy trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục