(HBĐT) - Mạng internet phát triển đã mang đến những đột phá quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, với một "thế giới phẳng", môi trường internet ngoài những tích cực cũng có rất nhiều mặt trái ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, tình cảm, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Video nội dung ma quỷ nhảm nhí trên tràn lan trên nền tảng Youtobe kích thích trí tò mò của trẻ em.
Chị Phan Thị Hương, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ câu chuyện của con gái chị hiện đang học lớp 6. Theo trào lưu, con gái chị lập một tài khoản trên mạng xã hội facebook để tiện liên lạc với bạn bè. Mới đây, tài khoản của cháu liên tục nhận được cuộc gọi từ một tài khoản lạ không có tên trong danh sách bạn bè. Ngay khi vừa bấm vào trả lời trên màn hình trò chuyện hiện ra rất nhiều hình ảnh nhạy cảm. "Đáng nói, sau lần đầu tiên bấm vào nghe thì tài khoản này liên tục gọi điện như một hình thức khủng bố, kể cả bấm vào nghe hay tắt đều hiện lên những hình ảnh nhạy cảm trên màn hình trò chuyện. Cũng may khi gặp tình huống này cháu đã nói lại với mẹ, tôi phải nhờ người chặn cuộc gọi messenger đồng thời hủy luôn tài khoản facebook của cháu" - chị Hương chia sẻ.
Ngoài mạng xã hội, trò chơi trực tuyến hiện nay cũng là một môi trường tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với trẻ nhỏ. Không ít đối tượng đã lợi dụng trò chơi trực tuyến để tiếp cận, lôi kéo, lợi dụng những em nhỏ. Trường hợp của Đ.B.H ở TP Hòa Bình là một ví dụ. Được bố mẹ cho sử dụng điện thoại thông minh từ khi học lớp 4 để tiện liên lạc, quản lý con. Tuy nhiên, có điện thoại trong tay, H. thường chơi game trực tuyến trên mạng. Quá trình chơi game, H. quen với một anh lớp 9. Từ đó, H. thường xuyên trò chuyện qua tin nhắn với người bạn lớp 9. "Tôi bàng hoàng khi phát hiện ra những dòng tin nhắn của con trong điện thoại với người bạn ấy. Các con nói chuyện tán tỉnh chẳng khác gì người lớn. Tôi đã phải gọi điện "dọa" bạn nam ấy và tịch thu luôn điện thoại của con" - chị Phạm Thị Nguyệt, mẹ cháu H. cho biết.
Mạng internet phát triển, smartphone trở nên thông dụng trong nhiều gia đình. Để làm ra một clip sau đó chia sẻ lên mạng xã hội ngày càng dễ. Bên cạnh những video được đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh, âm thanh và nội dung, vẫn có những sản phẩm có nội dung nhảm nhí, thậm chí điên rồ và đặc biệt nguy hiểm với trẻ em. Một số kênh đã lợi dụng, lồng ghép các cảnh hở hang, nội dung kỳ lạ. Các clip này được gắn từ khoá, gợi ý hết sức chuyên nghiệp, chính vì thế đạt được lượt người xem lớn. Các video được đăng tải trên youtube với mục đích gợi trí tò mò của người xem, thu hút càng nhiều lượt xem càng tốt. Trong khi đó, nhiều gia đình có thói quen "thưởng" con bằng cách cho chơi điện thoại khi làm xong bài tập, hoặc dùng smartphone như một cách để trông con. Chị Nguyễn Thị Nga (TP Hòa Bình) chia sẻ: Nhà tôi ở gần một trường học trên địa bàn thành phố. Nhiều lúc nghe các cháu nói chuyện với nhau mà đến xấu hổ. Toàn ngôn ngữ trên mạng xã hội. Tôi thấy nhiều cháu còn học theo những cách nói chuyện hay thần tượng những youtuber trên mạng mà không hiểu gì hoặc rất phản giáo dục.
Cá biệt, có em nhỏ đã bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng vì xem quá nhiều các video trên youtube. Một phụ huynh đã từng chia sẻ: Tôi có con 7 tuổi, từ nhỏ gia đình chưa từng lấy bất cứ hình ảnh đáng sợ nào để dọa nạt con. Vậy mà không hiểu sao gần đây cháu tỏ ra sợ sệt, không dám vào phòng một mình và sợ bóng tối. Hỏi thì cháu bảo sợ ma làm gia đình rất ngạc nhiên. Khi tìm hiểu mới biết cháu xem clip trên mạng có nội dung bắt ma và rất nhiều clip kể về các hiện tượng kỳ quái nên cháu sợ. Tôi đã rất sốc.
Rối loạn hành vi, tâm lý bất ổn và nhiều hậu quả khó lường đe dọa trẻ nhỏ từ mạng internet. Theo thông tin từ lực lượng công an, thực tế đã có những vụ trẻ nhỏ mất mạng vì internet khi làm theo các hành động trên video clip, cũng có trường hợp trẻ nhỏ trở thành thủ phạm vi phạm pháp luật vì tiếp xúc quá nhiều với những hình ảnh bạo lực trên mạng internet. Thầy giáo Bùi Hữu Phước, Phó hiệu trưởng trường TH&THCS Yên Quang (TP Hòa Bình) chia sẻ: Nhiều phụ huynh thiếu giám sát, thả lỏng con mình cho internet dạy dỗ, định hướng. Điều này rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách của trẻ.
Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Trong đó, bảo vệ trẻ trước những tác động xấu của mạng internet cũng là một nội dung quan trọng được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, coi đây cũng là nguy cơ xâm hại đến trẻ em. Chính vì vậy, UBND tỉnh đề nghị tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Đặc biệt là công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho chính quyền các cấp, ngành, tổ chức, xã hội, cha mẹ và trẻ em; trong đó chú trọng đến bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng.
(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 16/16 xã, thị trấn với 146/159 xóm, khu thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN). Trong đó có 9 xã và 9 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; sản xuất, đời sống của ĐBDTTS ổn định, tình hình ANCT - TTATXH, đoàn kết dân tộc được giữ vững.
(HBĐT) - Được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi là điều kiện để nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Tân Pheo (Đà Bắc) vươn lên phát triển kinh tế, từng bước hiện thực hóa khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, người dân trong các khu cách ly, phong toả, lực lượng tuyến đầu chống dịch.
(HBĐT) - Sáng 29/11, tại xã Yên Trị (Yên Thủy), UB MTTQ tỉnh phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, huyện Yên Thủy tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường (BVMT) trong xây dựng nông thôn mới (NTM) cho trên 60 cán bộ cơ sở xóm, xã của 2 xã Yên Trị và Hữu Lợi.
(HBĐT) - Những ngày gần đây, người dân trên khắp các địa phương trong tỉnh nóng lòng trước những thông tin về dịch Covid-19. Từ 1 - 2 ca nhiễm là công dân về từ vùng dịch đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 300 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. 9/10 huyện, thành phố đã có ca lây nhiễm trong cộng đồng là: Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu, đà Băc và TP Hòa Bình. Đây cũng là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh ghi nhận các ổ dịch có diễn biến phức tạp tại huyện Lương Sơn, Kim Bôi, TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Phó Chủ tịch TT Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết: Triển khai Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của T.Ư Hội, các cấp Hội trong tỉnh đã tham mưu cho UBND các cấp ban hành kế hoạch triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh. Hàng năm, các cấp Hội tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, diễn đàn, phiên chợ truyền thông... về khởi nghiệp, kết nối thị trường. Đồng thời tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động "Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp" và cuộc thi do T.Ư Hội, cụm thi đua và tỉnh tổ chức.