(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 16 xã, 1 thị trấn, trên 26.000 hộ dân với 4 dân tộc chính (Mường, Kinh, Dao, Tày) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 80% dân số. Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thông tin, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh..., rút ngắn khoảng cách giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn, những năm qua, huyện chú trọng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).
Mô hình rau hữu cơ của hội viên phụ nữ xóm Lầm Trong, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) góp phần nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
Đồng chí Bùi Quang Hợp, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện chia sẻ: Nhờ có sự quan tâm của các cấp, ngành và sự chủ động của cấp ủy, chính quyền huyện trong thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng kiên cố, từng bước hiện đại; văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế của vùng ĐBDTTS. Trong bối cảnh đó, Phòng Dân tộc huyện tích cực tham mưu để cấp ủy, chính quyền huyện đưa ra những quyết sách, tạo nền tảng phát triển KT-XH ở những địa bàn có ĐBDTTS sinh sống.
Theo đó, trong năm 2021, huyện đã rà soát xác định thôn, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), rà soát, đánh giá thực trạng KT-XH vùng ĐBDTTS. Qua đó đưa ra dự kiến chi tiết các danh mục đầu tư thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng đề án, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. BCH Đảng bộ huyện và HĐND huyện ban hành các nghị quyết triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn. UBND huyện ban hành quyết định phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị được giao giúp đỡ thôn ĐBKK giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên, Nhân dân, ĐBDTTS ở vùng sâu, vùng xa. Việc tổ chức triển khai các chương trình, dự án, chính sách về công tác dân tộc luôn bám sát các mục tiêu về giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, huyện tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH cho vùng ĐBDTTS.
Trên thực tế, trong 3 năm trở lại đây, huyện không được phân bổ nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án dành cho phát triển vùng ĐBDTTS. Vì vậy, huyện chú trọng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Năm 2021, huyện phân bổ nguồn kinh phí 3 tỷ đồng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen cho UBND xã Nuông Dăm, Đú Sáng, Tú Sơn làm chủ đầu tư 4 công trình đường giao thông nông thôn. Tiếp tục triển khai dự án "Tăng cường năng lực tự giúp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Kim Bôi, giai đoạn 2” do tổ chức Bánh mì cho thế giới tài trợ. Mục tiêu nhằm góp phần hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện tại 12 xóm thuộc 3 xã: Nuông Dăm, Vĩnh Tiến, Cuối Hạ, từ năm 2020 đến nay dự án đã được vận hành với 17 nhóm sở thích như: Trồng rau hữu cơ với tổng diện tích khoảng 3,5 ha, chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi ong mật với gần 150 thành viên; mỗi năm thu khoảng 30 tấn rau củ quả canh tác theo phương pháp hữu cơ PGS và 5 tấn gà thịt, 20 nghìn quả trứng gà, 1.000 lít mật ong. Các sản phẩm khi đưa ra thị trường đều được khách hàng đón nhận và phản hồi tích cực. Điều quan trọng là đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể thấy những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của huyện nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho vùng ĐBDTTS đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, song huyện đã thực hiện đạt và vượt 17/18 chỉ tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 13,8%, bình quân thu nhập người dân đạt 37,3 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,2%. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế... có những chuyển biến đáng khích lệ. Hiện, toàn huyện có 142/158 khu dân cư văn hóa; tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 98,1%; huyện có 5,86 bác sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ hộ nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96%, tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 100%.
Năm 2022, huyện đề ra 17 chỉ tiêu cơ bản, trong đó phấn đấu thu nhập bình quân đạt 42 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5%; phấn đấu 1 xã về đích nông thôn mới... Để có được kết quả đó, ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai quyết liệt các hoạt động thu hút đầu tư, tăng cường chăm lo đời sống cho vùng đồng bào dân tộc. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo trong phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Thúy Hằng
(Hội Nhà báo tỉnh)
(HBĐT) - Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Tân Lạc cùng các nhà hảo tâm trên địa bàn huyện vừa tổ chức chương trình trao nhà "Chữ thập đỏ” cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 10/5, Hội Lái xe 28 Hòa Bình cùng các ngành, đoàn thể, nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn tổ chức "Phiên chợ 0 đồng" tại xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Tạp chí Global Banking & Finance Review (GBAF) vừa bình chọn Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (BVNT) là công ty bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tốt nhất Việt Nam 2022.
(HBĐT)- Ngày 10/5, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức Sàn giao dịch việc làm lưu động. Đây là chương trình thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện mục tiêu kép trong phát triển KT-XH, thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động.
(HBĐT) - Nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, trong những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (CĐDC/Dioxin) tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm tạo sức lan toả trong cộng đồng xã hội.
(HBĐT) - Sau tiếng gọi đốc thúc của Sùng A Si, chỉ một loáng hàng chục người dân từ trong những ngôi nhà xung quanh đã tề tựu đông đủ. Người thì bồ cào, người cuốc, người xẻng... cùng san gạt, lu lèn tạo nền đường để chuẩn bị đổ bê tông nối tuyến đường xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) vào đến từng cụm dân cư trong xóm...