(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của công tác truyền thông, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã chú trọng tổ chức các hoạt động truyền thông với hình thức phong phú, đa dạng, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức, hành động của đại bộ phận người dân về chính sách DS-KHHGĐ có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.


Chi cục DS-KHHGĐ triển khai mô hình xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại trạm y tế xã tại huyện Lạc Thủy.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Xác định truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, hành vi của người dân đối với công tác dân số, Chi cục đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội triển khai các mô hình truyền thông tuyên truyền về công tác dân số trong tình hình mới. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông. Với nhiều hình thức truyền thông như: Qua hệ thống phát thanh, treo băng rôn, khẩu hiệu, xây dựng cụm pano, áp phích, cấp phát tờ rơi, tờ gấp, tuyên truyền qua hội nghị, cuộc họp dân cư... mạng lưới cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số ở các xã, phường đã tổ chức các buổi tư vấn nhóm, tư vấn tại hộ gia đình về lợi ích của việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản… đã góp phần nâng nâng cao nhận thức về công tác dân số cho người dân.

Bên cạnh đó, Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp với ngành VH-TT&DL, Ban Tuyên giáo các cấp, Tỉnh Đoàn Hòa Bình về việc thực hiện công tác truyền thông nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3. Làm mới 2 cụm pano truyền thông tại huyện Lương Sơn và Lạc Sơn, 4.000 áp phích tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh. Đồng thời, triển khai phát động cuộc thi làm video trên nền tảng Tiktok với chủ đề "Ngành dân số đồng hành cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19". Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng kỷ niệm Ngày Thalassemia quốc tế 8/5; Ngày Dân số thế giới 11/7. Tổ chức lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi; triển khai mô hình can thiệp giảm mắc bệnh tan máu bẩm sinh; các hoạt động tầm soát chẩn đoán, điều trị các bệnh tật trước sinh và sơ sinh; mất cân bằng giới tính khi sinh. Triển khai và duy trì hoạt động có hiệu quả các câu lạc bộ tiền hôn nhân. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, chia sẻ và cung cấp những nội dung thực hiện công tác xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản. Tập huấn triển khai mô hình phòng bệnh tan máu bẩm sinh, tập huấn lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả bệnh tan máu bẩm sinh. Hội thảo chuyên đề phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng vì bình đẳng giới, vị thế của phụ nữ/trẻ em gái. Ngoài ra, các hoạt động truyền thông khác về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên/thanh niên, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… được lồng ghép tuyên truyền, vận động.

Cùng với hoạt động truyền thông, Chi cục DS-KHHGÐ tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGÐ, đặc biệt là triển khai hiệu quả đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGÐ ở các huyện, thành phố, tập trung tại những địa bàn có mức sinh cao, tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên cao và vùng khó khăn. Kết quả 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có 26.782 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mới chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đạt 43,49% kế hoạch giao và đạt 96,79% so với cùng kỳ; tỷ số giới tính khi sinh 113,9 nam/100 nữ; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 19,01%; tỷ lệ tảo hôn tăng 1 trường hợp so với cùng kỳ.

Đỗ Hà


Các tin khác


“Cánh tay nối dài” dẫn vốn chính sách đến với người nghèo

(HBĐT) - Cùng với cán bộ tín dụng, những năm qua, tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các thôn, xóm chính là những"cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trong thực hiện tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn: Tích cực triển khai chương trình phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em

(HBĐT) - Trẻ em hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, bước vào kỳ nghỉ hè cũng là thời điểm các em cần nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc từ cấp uỷ, chính quyền địa phương, gia đình, nhà trường và cả cộng đồng. Theo đồng chí Bùi Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn, địa bàn rộng, giao thông đi lại ở một số vùng không thuận lợi, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ em, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Điều tra nguyên nhân nam thanh niên rơi từ tầng 11 tử vong ở Thái Nguyên

Một nam thanh niên khi trèo từ tầng 11 xuống tầng 10 đã rơi xuống đất tử vong tại chung cư Tiến Bộ, phường Quang Vinh (TP Thái Nguyên).

Huyện Lạc Thuỷ tích cực triển khai cấp tài khoản định danh điện tử

(HBĐT) - Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Lạc Thuỷ tích cực triển khai cấp tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) đối với công dân, góp phần đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số.

Phấn đấu ''Vì một Việt Nam không còn đói nghèo''

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025.

Triển khai dự án 33 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực

Ngày 2/6, Đại sứ quán Úc và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam đã công bố dự án kéo dài một năm trị giá hơn 33 tỷ đồng (tương đương 1,46 triệu USD) nhằm hỗ trợ phục hồi và ứng phó cho phụ nữ dễ bị tổn thương ở TP Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục