(HBĐT) - Năm 2022 - dấu mốc 61 năm kể từ khi thảm họa da cam/ dioxin xảy ra ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2022). Những mất mát, đau thương thảm họa này gây ra đã để lại hậu quả, di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Vì vậy, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam là trách nhiệm của cả cộng đồng.


Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, huyện Lương Sơn thăm gia đình hội viên Bùi Văn Ruồng, xóm Cao, xã Cao Sơn.

Có dịp cùng Hội Nạn nhân chất độc da dam (NNCĐDC)/ dioxin huyện Lạc Sơn thăm gia đình hội viên Bùi Văn Ngảy, xóm Trang, xã Thượng Cốc thấu cảm được nỗi đau mà các gia đình đã, đang phải gánh chịu. Ông Ngảy là bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ, ông có mặt ở chiến trường Quảng Trị. Dũng cảm vượt qua mưa bom, bão đạn, không sợ gian khổ, hy sinh, nhưng CĐDC đã để lại trong ông nỗi đau dai dẳng. Ông Ngảy chia sẻ: Đất nước thống nhất, cũng như bao người lính, tôi lấy vợ, sinh con. Nhưng ngờ đâu có người con sinh ra bị nhiễm CĐDC. Hơn 35 năm qua, gia đình vất vả lo cho con bị bệnh. Hai vợ chồng giờ đã tuổi cao, sức yếu, cuộc sống còn bao khó khăn với thu nhập chính là tiền trợ cấp chế độ da cam của hai bố con. Ngôi nhà đang ở cũng đã xuống cấp, mưa dột, nắng nóng…

Cũng trong những ngày tháng 7 ý nghĩa, khi cả nước hướng về kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) và 61 năm Ngày thảm họa da cam ở Việt Nam 10/8, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đã đến thăm hỏi, chia sẻ với gia đình hội viên Bùi Hồng Tháp, xóm Đúng Thá, xã Thu Phong (Cao Phong). Là người lính tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, trở về với thương tật trên người và mất một chân, ông Tháp vẫn nghị lực vượt qua khó khăn phát triển kinh tế gia đình. Nhưng khó khăn chồng chất khó khăn khi người con của ông sinh ra bị ảnh hưởng nặng nề của chất độc hóa học. Mọi nhọc nhằn đổ lên vai người vợ, người mẹ nay cũng đã tuổi cao sức yếu mà vẫn phải cùng lúc chăm sóc cho cả hai bố con.

Đối với ông Bùi Văn Ruồng, xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) - một người lính tham gia chiến đấu tại chiến trường Đông Nam Bộ, không ngại hy sinh, gian khổ khi tham gia chiến đấu ở chiến trường, trở về tiếp tục cống hiến cho công tác giáo dục tại địa phương. Với ông, dù trên cơ thể còn đó những vết thương và bệnh tật do tuổi cao, sức yếu. Nhưng ông vẫn luôn sống lạc quan, yêu thương, trách nhiệm với gia đình. Điều trăn trở của ông là thương người vợ tảo tần và chia sẻ với những người đồng ngũ trở về với những thiệt thòi hơn mình.

Đồng chí Tạ Quang Biên, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh cho biết: Hiện, toàn Hội có 3.627 hội viên, sinh hoạt tại 10 cơ sở Hội. Trong đó có 3.002 người là nạn nhân trực tiếp, 625 người là nạn nhân gián tiếp và 260 người thế hệ thứ 3 nghi nhiễm. Phần lớn các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trực tiếp tuổi đã cao, sức khoẻ yếu, kinh tế khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp chính sách hàng tháng.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau da cam vẫn mãi đeo bám cuộc sống của nhiều gia đình. Nghiệt ngã hơn, di chứng ấy còn đeo bám đến cả thế hệ con, cháu của họ. Để chung tay hỗ trợ nạn nhân da cam, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khắc phục hậu quả chất độc hóa học và hỗ trợ, chăm sóc NNCĐDC. Cùng với đó là sự chung tay của cộng đồng với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau”, có nhiều gia đình NNCĐDC nghèo khó được hỗ trợ sinh kế, nhà ở... từng bước ổn định đời sống. Hội NNCĐDC/dioxin các cấp đã đoàn kết, tích cực vận động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cùng chung tay đóng góp để khắc phục hậu quả chất độc hóa học, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, chú trọng việc nêu gương điển hình tiên tiến những nạn nhân làm kinh tế giỏi, nạn nhân vượt khó hòa nhập cộng đồng và các nhà hảo tâm đã tích cực ủng hộ cho NNCĐDC/dioxin; tôn vinh người thân có công chăm sóc, nuôi dưỡng NNCĐDC/dioxin.

Việc chăm lo cho NNCĐDC không chỉ là trách nhiệm của một hoặc vài đơn vị, mà cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội. Thời gian tới, các cấp Hội NNCĐDC/ dioxin tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, tăng cường vận động các nguồn lực trong xã hội để chung tay giúp đỡ NNCĐDC khắc phục khó khăn có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Hồng Duyên


Các tin khác


Bản Mường Hòa Bình ấm no trên đất Tây Nguyên nắng gió

(HBĐT) - Ở mảnh đất tiền tiêu huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) có một cộng đồng người Mường của huyện Đà Bắc hơn 31 năm qua luôn bền bỉ, bám trụ và vươn lên trong sự đùm bọc yêu thương của các dân tộc anh em, chính quyền địa phương để khai hoang, lập nghiệp.

Những ngôi nhà thắm tình quân – dân

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, đặc biệt là mang lại những ngôi nhà tình nghĩa ấm áp cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng gặp khó khăn trong cuộc sống. Mỗi ngôi nhà được xây dựng bằng tình yêu thương, trách nhiệm và sự đồng cảm của mỗi người lính đối với cộng đồng xã hội.

Huyện Đà Bắc: 2 trẻ cùng 1 gia đình bị đuối nước thương tâm

(HBĐT) - Chiều 5/8, trên địa bàn xã Tú Lý (Đà Bắc) xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến hai cháu bé tử vong.

Trao tặng xe lăn cho 2 nạn nhân chất độc da cam ở huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2022), ngày 3/8, đoàn lãnh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh, huyện Lạc Thuỷ đã đến thăm, tặng quà, trao 2 xe lăn cho nạn nhân CĐDC xã Phú Nghĩa và thị trấn Chi Nê. Cùng tham gia có đại diện MTTQ huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thuỷ cùng cấp ủy, đoàn thể các xã, thị trấn.

Khốn khổ vì những cuộc điện thoại... xác minh thông tin vay vốn

(HBĐT) - "Chỉ cần cung cấp một số thông tin như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, thông tin liên lạc của người thân, bạn bè, đồng nghiệp... là đã có thể vay được tiền"... Tin vào lời mời chào hấp dẫn của các công ty tín dụng, app vay tiền trực tuyến, nhiều người không chỉ biến bản thân mà còn lôi cả người thân, bạn bề, đồng nghiệp trở thành nạn nhân của kiểu "đòi nợ khủng bố" gây bức xúc hiện nay.

Phát huy vai trò "điểm tựa" của người có uy tín trong cộng đồng

(HBĐT) - Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là người có ảnh hưởng nhất định không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng niềm tin, sự tín nhiệm của người dân. Hiện, toàn tỉnh có 1.283 NCUT, họ là già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn bản và tương đương, cán bộ nghỉ hưu, chức sắc tôn giáo, thầy mo, thầy cúng, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người sản xuất giỏi, bí thư chi bộ và thành phần khác. Thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với NCUT, hơn 10 năm qua, việc phát huy vai trò của NCUT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã mang lại kết quả tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục