(HBĐT) - Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, nhiều gia đình tại xã Thạch Yên (Cao Phong) háo hức chuẩn bị mâm cỗ lá để ăn mừng Tết Độc lập, nhà ai cũng phấn khởi treo cờ Tổ quốc. Đây là Tết Độc lập thứ ba kể từ khi cái tên "Thạch Yên” được hồi sinh trên mảnh đất Cao Phong. Cái tên gợi nhớ đến một thời kỳ lịch sử đầy tự hào của quê hương cách mạng anh hùng: Khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên.


Kế thừa truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương Mường Thàng, thế hệ trẻ huyện Cao Phong ngày nay phấn khởi lên đường nhập ngũ làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Theo các tài liệu lịch sử ghi   chép lại: Vùng Cao Phong - Thạch Yên trước đây địa hình hiểm trở, có vị trí chiến lược quân sự quan trọng, gần dốc Cun có đường 12 (nay là QL6) đi qua. Nhận thấy tầm quan trọng của địa bàn này, vào cuối năm 1944, Xứ ủy Bắc Kỳ phân công đồng chí Vũ Thơ, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình đến tuyên truyền giác ngộ cách mạng đồng bào dân tộc ở các xã trong vùng, mở đầu cho việc thành lập khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên. Đến tháng 7/1945, đồng chí Vũ Thơ tuyển chọn 30 tự vệ trẻ, khỏe, hăng hái từ thị xã Hòa Bình vào vùng Cao Phong - Thạch Yên để mở lớp huấn luyện quân sự. Lúc đầu, lớp học được đặt tại xóm Ngái, do điều kiện địa hình nên sau đó chuyển về đồi chùa Khánh, thuộc địa bàn xã Thạch Yên. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945, đây là một trong bốn khu căn cứ cách mạng của tỉnh, nằm trong hệ thống chiến khu Hòa - Ninh - Thanh do Xứ ủy Bắc Kỳ xây dựng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Ngày nay, địa điểm này là Khu di tích lịch sử Chùa Khánh - nơi ghi đậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử làm rạng danh vùng đất Mường Thàng, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp   Quốc gia vào năm 1996. 

Ngoài khu vực chùa Khánh thuộc xã Thạch Yên, khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên còn được ghi dấu ở địa điểm chùa Quoèn Ang, thuộc địa bàn xã Tân Phong cũ (nay là xã Hợp Phong). Đây là địa điểm Ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình đã họp vào tháng 4/1945. Trong cuộc họp này, Ban cán sự đã quyết định thành lập các khu căn cứ cách mạng của tỉnh. Sau đó, trong một thời gian ngắn, cùng với sự góp công, góp sức, ủng hộ nhiệt tình của đông đảo người dân địa phương, các lực lượng cách mạng đã phát triển mạnh mẽ, làm chủ hoàn toàn khu căn cứ, chờ đợi thời cơ khởi nghĩa. Sáng 23/8/1945, đoàn quân khởi nghĩa của khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên phối hợp cùng cánh quân ở Lạc Sơn xuôi dốc Cun tiến vào Phương Lâm, vượt sông Đà sang phố Đúng cùng các lực lượng cách mạng trong toàn tỉnh chiếm tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay Nhân dân, góp phần to lớn vào cuộc tổng khởi nghĩa của cả nước.

Cũng như di tích lịch sử chùa Khánh, di tích lịch sử chùa Quoèn Ang tự hào mang trong mình dấu ấn về một thời kỳ cách mạng hào hùng của dân tộc, gắn liền với khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên. Vào năm 2012, nơi đây được đầu tư tôn tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thế hệ. Cùng với chùa Khánh, chùa Quoèn Ang tạo thành chuỗi du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách mỗi dịp lễ, Tết. Đặc biệt, vào dịp Quốc Khánh 2/9 - cũng chính là ngày Tết Độc lập thiêng liêng đối với người dân Mường Thàng, chùa Khánh và chùa Quoèn Ang trở thành hai "địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”. Nhiều người đến đây thắp hương tưởng nhớ một thời kỳ lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, gắn liền với cái tên đầy tự hào "Cao Phong - Thạch Yên”.

Theo lãnh đạo huyện Cao Phong, ngày nay, các vùng đất xưa kia gắn  bó với khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên như Yên Lập, Yên Thượng, Tân Phong đã đổi thay rất nhiều, cả tên gọi cũng có sự thay đổi để phù hợp với thời kỳ phát triển mới. Sau 66 năm gắn liền với tên gọi là hai xã tách biệt, đến đầu năm 2020, hai xã Yên Lập, Yên Thượng đã được sáp nhập thành xã Thạch Yên. Sự hồi sinh của cái tên từng gắn liền với thời kỳ lịch sử hào hùng của quê hương Cao Phong khiến người dân nơi đây phấn khởi và càng thêm tự hào. Còn xã Tân Phong (cũ) đã được sáp nhập với 2 xã Đông Phong, Xuân Phong trở thành xã Hợp Phong với sức vóc và diện mạo ngày càng khởi sắc. Theo lộ trình phát triển chung của toàn huyện, xã Hợp Phong phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2022, còn xã Thạch Yên phấn đấu đạt chuẩn xã NTM vào cuối năm 2024. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cả hai xã đều quyết tâm chính trị cao khi thực hiện hành trình xây dựng NTM. Đó là hành trình đặt ra nhiều thách thức, nhưng với nền tảng sức mạnh là tinh thần đoàn kết và truyền thống lịch sử đáng tự hào của quê hương cách mạng anh hùng, hai xã Thạch Yên và Hợp Phong đang vững bước tiến lên, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn xã NTM, hòa vào sự phát triển chung của toàn huyện Cao Phong.  

Thu Trang


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục