(HBĐT) - Tổ liên gia tự quản số 6, thuộc xóm Tam Hoà, xã Đồng Tân (Mai Châu) là nơi định cư của 19 hộ dân tộc Dao. Nhiều năm nay, do địa thế trên cao, quanh vùng không có nguồn nước khe, mó nên bà con sử dụng nước mưa là chủ yếu. Mỗi khi mùa khô tới, người dân trong tổ liên gia lại gồng mình chống chịu cái "khát”.



Do điều kiện khó khăn, hộ bà Bàn Thị Sinh ở tổ liên gia tự quản số 6, xóm Tam Hòa, xã Đồng Tân (Mai Châu) phải "ăn đong" nước sinh hoạt mỗi tuần. 

Hộ chị Bàn Thị Thuý có 4 thế hệ chung sống với 9 nhân khẩu. 4 con của chị đều đang tuổi ăn, tuổi học. Chị Thuý chia sẻ: Nhà đông người, kinh tế thiếu trước hụt sau nhưng cái khó, cái khổ nhất vẫn là không có nước sinh hoạt. Phụ thuộc vào nguồn nước mưa nên có năm mưa nhiều, nước tích trữ đủ dùng được nửa năm. Năm nào nắng hạn, nước chỉ giữ được chừng vài ba tháng. Hàng năm, gia đình đều phải xuống xóm dưới mua ít nhất 2 téc nước về dùng, mỗi téc giá 400 nghìn đồng. Việc nấu nướng, tắm giặt phải hết sức tiết kiệm.

Người dân sinh sống trong tổ như các ông, bà: Bàn Văn Sơn, Bàn Văn Lương, Triệu Văn Ân, Lý Thị Yến, Bàn Thị Sinh… đều chung tình cảnh khốn khổ vì khan hiếm nước sinh hoạt đã nhiều năm. Bà Bàn Thị Sinh cho biết: Mùa khô năm nay đến sớm, nước mưa tích ở bể của các gia đình đều đã trơ đáy từ lâu. Chúng tôi phải đi mua nước mó về, giá cao so với mặt bằng thu nhập của nhiều gia đình nên việc sinh nhai càng thêm chật vật.

Cũng bởi dựa hoàn toàn vào tự nhiên nên điều kiện sản xuất của người dân trong tổ luôn gặp bất lợi về nguồn nước. Ngoài một số loại cây trồng không kén nước tưới như ngô, su su, cải nương thì bà con không canh tác được gì thêm. Ngô là cây trồng chủ lực mang về cho kinh tế gia đình nguồn thu nhập chính. Người trong độ tuổi lao động thường mưu sinh bằng việc đi làm thuê thời vụ, phụ xây cho các công trình nhỏ lẻ dưới huyện hoặc vùng xuôi.       

Được biết, là xã vùng đặc biệt khó khăn nên bà con người Dao nơi đây nhận được khá nhiều ưu tiên, hỗ trợ. Hiện nay, nhờ sự đầu tư của Nhà nước trục đường dân sinh đã êm thuận, rộng rãi hơn. Một số hộ có nhà xây bám tuyến quốc lộ 6 để mở mang ngành nghề dịch vụ, cải thiện sinh kế. 100% hộ dân có nguồn điện sinh hoạt đảm bảo. Khoảng cách từ nhà đến trường học khá gần, tạo điều kiện cho con em học tập. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, bảo hiểm y tế luôn triển khai đầy đủ, kịp thời.

Theo ông Ngần Văn Dân, Trưởng xóm Tam Hoà, xóm có trên 100 hộ, chia làm các tổ liên gia tự quản. Trong đó, tổ liên gia tự quản số 6 khó khăn về nhiều mặt nhất, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Trước đây, Nhà nước đầu tư xây 2 bể chứa cho người dân nhưng vấn đề đặt ra là không tìm được nguồn nước dẫn về nên công trình bỏ không từ đó. Mong mỏi lớn nhất của bà con người Dao là các chương trình, dự án quan tâm hỗ trợ hệ thống máy bơm nước có mã lực lớn để bơm nước từ điểm mó phía dưới nguồn dẫn lên, hoặc nghiên cứu giải pháp khắc phục khác nhằm cải thiện tình trạng giúp các hộ dân.

Trưởng xóm Ngần Văn Dân trăn trở: Tôi vừa cùng đoàn giám sát hộ nghèo của tỉnh đến kiểm tra thực tế tại tổ liên gia tự quản có đồng bào Dao sinh sống tập trung. Kết quả, có tới 17/19 hộ nghèo theo tiêu chí đo lường chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025. Cùng với việc đánh giá chuẩn hộ nghèo, các hộ dân nơi đây đều rơi vào ngưỡng thiếu hụt một số dịch vụ cơ bản, cụ thể là 100% hộ không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt; 100% hộ không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (liên quan đến tình trạng không có nước). Đây là cơ sở xác định để cấp uỷ, chính quyền địa phương đề xuất thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội trong thời gian tới. 


Bùi Minh

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục