(HBĐT) - Những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền xã Phong Phú (Tân Lạc) quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhờ vậy từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm hộ nghèo trong xã.
Học sinh, người dân xã Phong Phú (Tân Lạc) được thông tin về thị trường lao động, chính sách việc làm, tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại Phiên giao dịch việc làm năm 2022.
Xã Phong Phú hiện có dân số trên 8.770 người, trong đó 5.657 người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 64% tổng dân số, điều này tạo sức ép đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động nhưng cũng là lợi thế để xã nâng cao hiệu quả lao động, phát triển KT-XH. Đồng chí Bùi Thị Anh, công chức LĐ-TB&XH xã Phong Phú cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, xã đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó tập trung thực hiện công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, hiệu quả của đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, học nghề hay xuất khẩu lao động. Xã thường xuyên tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho lao động. Cập nhật biến động về lao động tại các công ty, doanh nghiệp để đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời. Nhân rộng những mô hình hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất, phát triển kinh tế, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động… Hàng năm, xã đều rà soát, nắm bắt nhu cầu việc làm để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Nhờ đó trong năm 2022, xã Phong Phú đã có 150 lao động được tạo việc làm trong một số công ty, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn. Đáng kể có Công ty may Hồ Gươm ở xóm Mường Lầm đi vào hoạt động từ tháng 12/2018, tạo việc làm cho trên 400 lao động địa phương với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/ người/tháng.
Không chỉ có cấp ủy Đảng, chính quyền xã mà các đoàn thể trong huyện cũng quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận với thông tin về nhu cầu việc làm. Tháng 11 vừa qua, Phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức Phiên giao dịch việc làm tại xã Phong Phú với sự tham gia của gần 400 người. Tại phiên giao dịch, học sinh lớp 12 trường THPT Mường Bi và người lao động đã được thông tin về thị trường lao động, chính sách việc làm, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, học nghề, tư vấn việc làm trong và ngoài nước. Đồng thời được giải đáp thắc mắc, tư vấn về năng lực, sở thích, nguyện vọng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT. Qua đó giúp học sinh và người lao động có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân.
Hiện nay, trên địa bàn xã có một số mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao như: mô hình trồng cam, bưởi của gia đình ông Lê Chí Sơn, xóm Tân Phú; mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Bùi Văn Thú, xóm Trọng Phú; mô hình của gia đình ông Bùi Văn Nhân, xóm Tân Phong sản xuất nhôm, kính cơ khí… Nhờ thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhiều lao động ở xã Phong Phú được hỗ trợ đào tạo nghề, áp dụng kiến thức vào lao động, sản xuất để tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập.
Linh Nhật
(HBĐT) - Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chính sách được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tích cực triển khai nhằm phát triển KT -XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có những khó khăn do địa hình vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí hạn chế, tuy nhiên, nhiều địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế, mang lại hiệu quả thiết thực.
(HBĐT) - Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi. Nội dung này đang được UBND huyện Kim Bôi nỗ lực chỉ đạo, triển khai nhằm đảm bảo tiến độ và đạt được hiệu quả cao.
(HBĐT) - Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ đối với cán bộ, công chức, viên chức về công tác dân tộc đã được tỉnh triển khai thường xuyên.
Khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ đầu năm 2023, người dân có thể sử dụng một số cách thức khai thác thông tin về cư trú để thực hiện các thủ tục về đất đai.
Trong giai đoạn 2016 - 2021 toàn quốc có trên 4 triệu lượt người giải quyết rút bảo hiểm xã hội một lần, chưa tính người lao động của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước, với tốc độ trung bình tăng khoảng 11,6%.
(HBĐT) - Chiều 14/12, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh phối hợp với Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) tổ chức tọa đàm "Quan niệm đúng - nền tảng thành công của bình đẳng giới (BĐG) ở Việt Nam”. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh chủ trì buổi tọa đàm. Tham dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...