(HBĐT) - Được triển khai từ năm 2013 do T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam phát động, Hội CTĐ tỉnh và các cấp Hội huyện, thành phố đã trao hàng trăm con bò giống qua chương trình "Ngân hàng bò” cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. Qua những cặp bò sinh sản, số lượng bò tăng lên theo từng năm, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững.
Hội Chữ thập đỏ TP Hòa Bình trao bò giống cho gia đình bà Nguyễn Thị Dung, tổ 5, phường Thống Nhất.
Đồng chí Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cho biết: "Ngân hàng bò là mô hình sáng tạo, độc đáo, có hiệu quả thiết thực, giúp người được thụ hưởng có thêm tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế. Các hộ được trao bò đã qua bình xét tại khu dân cư, phù hợp tiêu chí đề ra, có nhân lực và khả năng chăn nuôi. Qua gần 10 năm triển khai thực hiện, mô hình đã được nhân rộng trên khắp địa bàn tỉnh, trao thêm hy vọng cho những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn”.
Đây là mô hình sáng tạo, hiệu quả của Hội CTĐ, các hộ nghèo nhận bò giống về nuôi, nếu đẻ lứa đầu là bê cái tiếp tục chăm sóc bê con thêm 6 tháng tuổi, sau đó chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác trên địa bàn nuôi. Sau khi trao lứa bê đầu tiên, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu bò giống. Cứ như vậy, số lượng bò giống sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều hộ nghèo được trợ giúp. Để mô hình đạt hiệu quả, tiêu chí chọn đối tượng hưởng lợi từ chương trình là hộ nghèo nhưng phải có sức lao động, chuồng trại để chăn nuôi. Chương trình "Ngân hàng bò” là động lực giúp những hộ nghèo ở vùng khó khăn vươn lên thoát nghèo, đồng thời chia sẻ niềm vui, nhân lên hy vọng cho các gia đình nghèo khác.
Bà Nguyễn Thị Dung, tổ 5, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) thuộc diện hộ nghèo, đi làm thuê, thu nhập bấp bênh, hoàn cảnh khó khăn. Qua bình xét, bà Dung được cấp 1 con bò giống từ chương trình "Ngân hàng bò”, được hỗ trợ kiến thức về nuôi bò sinh sản. Đến nay, số bò của gia đình bà đã nhân đôi, kinh tế gia đình từng bước ổn định.
Bà Dung chia sẻ: "Được Hội CTĐ tỉnh, huyện và các ban, ngành quan tâm, hỗ trợ bò giống để có thêm nguồn sinh kế tôi rất phấn khởi. Tôi dự định dùng số tiền tiết kiệm xây chuồng trại kiên cố, chăm nuôi cẩn thận để bò khỏe mạnh, sinh trưởng trong những năm tiếp theo, bò sinh sản lại giúp đỡ các gia đình khác vươn lên thoát nghèo”.
Chương trình "Ngân hàng bò” đã đến với người nghèo các huyện, thành phố trong tỉnh và cho thấy kết quả tích cực. Thống kê từ năm 2016 đến nay, các cấp Hội đã trao 257 con bò giống cho 257 hộ nghèo với tổng trị giá 3,6 tỷ đồng, qua đó giúp nhiều hộ thoát nghèo, nâng cao thu nhập. Từ chương trình, có những hộ được hỗ trợ bò đã phát triển thành đàn bò, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cứ mỗi con bò được nhân giống là nhân thêm những niềm vui, hy vọng cho người nghèo, khó khăn.
Đây là mô hình ý nghĩa, thiết thực, mang hiệu quả cao, đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự sẻ chia, chung tay của cộng đồng đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Thời gian tới cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có lòng hảo tâm để chương trình tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, phát triển sâu rộng, trao thêm hy vọng thoát nghèo cho nhiều hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Agribank chi nhánh huyện Cao Phong vừa phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức hội trên địa bàn huyện bàn giao 10 nhà Đại đoàn kết, trị giá 300 triệu đồng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
(HBĐT) - Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chính sách được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tích cực triển khai nhằm phát triển KT -XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có những khó khăn do địa hình vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí hạn chế, tuy nhiên, nhiều địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế, mang lại hiệu quả thiết thực.
(HBĐT) - Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi. Nội dung này đang được UBND huyện Kim Bôi nỗ lực chỉ đạo, triển khai nhằm đảm bảo tiến độ và đạt được hiệu quả cao.
(HBĐT) - Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ đối với cán bộ, công chức, viên chức về công tác dân tộc đã được tỉnh triển khai thường xuyên.
Khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ đầu năm 2023, người dân có thể sử dụng một số cách thức khai thác thông tin về cư trú để thực hiện các thủ tục về đất đai.
Trong giai đoạn 2016 - 2021 toàn quốc có trên 4 triệu lượt người giải quyết rút bảo hiểm xã hội một lần, chưa tính người lao động của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước, với tốc độ trung bình tăng khoảng 11,6%.