(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần quan trọng cải thiện đời sống người dân, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Thời gian tới, huyện Tân Lạc quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Đường giao thông xóm Tằm Bát, xã Phú Cường. 

Huyện Tân Lạc có 16/16 xã, thị trấn với 146/159 xóm, khu thuộc vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó có 9 xã và 9 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Thông qua các chương trình, dự án, bộ mặt các thôn, xóm, xã thuộc vùng đồng bào DTTS&MN có những đổi thay thiết thực. Phú Cường là một trong những xã thuộc vùng ĐBKK của huyện với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 90%. Trước đây, cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường giao thông, hệ thống mương bai chưa được đầu tư hoàn thiện nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Như xóm Tằm Bát, 2 năm trước vẫn chưa có đường bê tông nên việc đi lại rất trắc trở, là rào cản lớn để phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa. 

Năm ngoái, xóm Tằm Bát được xây dựng con đường giao thông thuận lợi. Bên cạnh đó, nhiều xóm trên địa bàn cũng từng bước được cứng hóa đường giao thông. Trưởng xóm Tằm Bát      Đinh Công Ẻo cho biết: Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống người dân có chuyển biến nhất định. Bà con đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của xóm vẫn ở mức cao nên rất mong chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các mô hình sản xuất phù hợp với xóm và nhu cầu của thị trường. Đồng thời, hỗ trợ người dân nhiều hơn về kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi. 

Đồng chí Bùi Thị Hằng, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Trước đây, thông qua Chương trình 135 đã có nhiều công trình giao thông, nước sinh hoạt, kênh mương được xây dựng ở các xã khó khăn, vùng đồng bào DTTS&MN. Nhiều dự án hỗ trợ sản xuất được huyện triển khai hiệu quả đã góp phần đảm bảo sinh kế cho người dân. Trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã đề ra những mục tiêu cụ thể. Trong đó, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS bình quân giảm 2,5 - 3%; các xã ĐBKK bình quân giảm từ 4 - 4,5%. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN của huyện. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước.

Để thực hiện được các chỉ tiêu đó, huyện Tân Lạc xác định, bên cạnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền thì việc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp quan trọng. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025 trên 1.119 tỷ đồng. Trong đó, trên 594 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, gồm xây dựng đường giao thông ở các thôn, xóm; đường giao thông vào các khu sản xuất; hệ thống cầu, cống, công trình thủy lợi, điện, lớp học, y tế. Đây sẽ là động lực quan trọng để huyện Tân Lạc nâng cao chất lượng cuộc sống, bộ mặt làng quê ở khu vực đồng bào DTTS&MN trên địa bàn.



Các tin khác


Thành phố Hòa Bình sôi nổi phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT)-Hưởng ứng các phong trào thi đua (PTTĐ) yêu nước năm 2022 do UBND tỉnh phát động, ngay từ đầu năm, UBND TP Hòa Bình đã tổ chức phát động PTTĐ yêu nước với chủ đề: Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc TP Hòa Bình "Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, thích ứng an toàn, phục hồi phát triển” thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ KT-XH năm 2022.

Huyện Yên Thủy: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thủy có một số doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và hàng chục xưởng may nhỏ phân bố ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương, Lạc Thịnh… đang cần nguồn lao động. Vì lẽ đó, người dân địa phương quan tâm đến việc làm tại chỗ, cũng như có nhu cầu được tham gia học các lớp nghề.

Chương trình “Giáng sinh cho em cùng Hyundai Hòa Bình” tặng 29 suất quà cho trẻ em khuyết tật

(HBĐT) - Ngày 20/12, Đại lý 3S Hyundai Hòa Bình đã tổ chức chương trình "Giáng sinh cho em cùng Hyundai Hòa Bình”. 

Ghi nhận từ chuyến trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác xuất khẩu lao động tại 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình

(HBĐT) - Công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) của tỉnh trong 2 năm gần đây đã khởi sắc. Năm 2021, toàn tỉnh có 170 người lao động (NLĐ) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100% kế hoạch. Mục tiêu năm 2022 XKLĐ 300 người.

Những tấm thẻ yêu thương

(HBĐT) - Từ ngày 1/7/2021, thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh có 58 xã chịu tác động trực tiếp của điều chỉnh chính sách đối với vùng II, III (46 xã vùng I, 12 xã vùng II). Có trên 146 nghìn người không được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng theo quy định của Luật BHYT. Trong đó có trên 142 nghìn người là đồng bào dân tộc thiểu số và trên 4 nghìn người vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, chiếm 17,85% người dân có thẻ BHYT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục