(HBĐT) - Khắc phục trở ngại về địa hình đa phần là đồi núi cao, diện tích đất canh tác hạn hẹp, đường giao thông khó khăn, chưa hình thành được các mô hình kinh tế chủ lực… thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Vầy Nưa (Đà Bắc) triển khai đồng bộ giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Năm 2022, thu nhập bình quân của xã đạt 35 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 35,06%, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.
Lãnh đạo xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thăm quan, trao đổi kinh nghiệm phát triển mô hình nuôi cá lồng.
Khai thác tiềm năng, lợi thế tiếp giáp với vùng hồ Hòa Bình, đền Thác Bờ và du lịch sinh thái đảo Dừa thuộc địa bàn xóm Săng Bờ, từ đầu năm đến nay, ước có trên 70.000 lượt khách, trên 1.600 lượt tàu thuyền cập bến thăm quan, vãn cảnh đầu xuân. Qua đó góp phần thúc đẩy các dịch vụ du lịch, vận tải hàng hóa, hành khách.
Ông Đinh Công Nhan, Bí thư chi bộ xóm Săng Bờ chia sẻ: Là điểm dừng chân của du khách trong mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhiều hộ trên địa bàn đã tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có để kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán nhu yếu phẩm phục vụ khách du lịch. Cao điểm trong tháng giêng, trung bình mỗi ngày các hộ kinh doanh ở xóm tiêu thụ từ 0,8 - 1 tấn cá. Theo rà soát, toàn xóm hiện có 32 hộ kinh doanh, 24 tàu thuyền đăng ký phát triển dịch vụ vận tải. Cùng với đó, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích nuôi thủy sản để đa dạng sản phẩm, đáp ứng nguồn cung cấp cho các nhà hàng, du khách đến thăm quan, lễ đền.
Theo ông Đinh Công Út ở xóm Săng Bờ, là hộ tiêu biểu trong sản xuất - kinh doanh chia sẻ: "Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, du khách đến với các điểm du lịch trên địa bàn tăng cao. Từ đó việc tiêu thụ nông sản dễ dàng, giá thành ổn định đã giúp nhiều hộ cải thiện thu nhập”.
Xã Vầy Nưa có 713 hộ, 2.900 nhân khẩu sinh sống tại 8 xóm. Với trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số, xã có xuất phát điểm thấp do địa hình chia cắt, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển KT-XH còn thiếu thốn. Xác định những khó khăn, thách thức đặt ra, cấp ủy, chính quyền đã huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án lồng ghép để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở. Ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 651,3 ha; tổng đàn gia súc, gia cầm trên 11.000 con.
Hiện nay, nuôi cá lồng được xác định là hướng đi chủ lực giúp người dân trên địa bàn nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020, xã đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án lồng ghép để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, toàn xã phát triển trên 500 lồng cá, 43 ao nuôi thủy sản. Sản lượng thu hoạch năm 2022 ước đạt 150 - 300 kg cá/lồng, bình quân mỗi hộ chăn nuôi có thu nhập dao động từ 60 - 100 triệu đồng/năm.
Đồng hành cùng Nhân dân trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Vầy Nưa luôn sâu sát cơ sở. Hàng năm duy trì tổ chức từ 3 - 4 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho người dân để áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Hiện, toàn xã có 451 hộ được vay vốn Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ 20,9 tỷ đồng.
Đồng chí Bàn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: "Xác định mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ then chốt góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục huy động tối đa nguồn lực từ các chương trình, dự án hỗ trợ lồng ghép để đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh. Mong muốn Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các xã vùng ven lòng hồ Hòa Bình. Khuyến khích người dân trên địa bàn năng động, sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế mới đem lại thu nhập ổn định. Tiếp tục ứng dụng hiệu quả tiến bộ KHKT vào quá trình sản xuất. Thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra”.
Đức Anh
(HBĐT) - Với phương châm lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm, năm 2022, Công ty Bảo Việt Nhân thọ (BVNT) Hòa Bình có nhiều đổi mới trong hoạt động kinh doanh, nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đổi mới, ứng dụng công nghệ nhằm mang đến trải nghiệm thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng hơn cho khách hàng khi tham gia các sản phẩm tài chính cá nhân, cũng như hoàn tất các thủ tục thanh toán, giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Thời gian qua, lực lượng Công an phát hiện, thu giữ hàng trăm bình bóng cười tại Hà Nội. Do giá rẻ, lại dễ dàng tìm và sử dụng, ngày càng nhiều thanh niên tìm tới bóng cười để mua vui. Do lợi nhuận rất lớn từ việc kinh doanh loại khí này, nhiều chủ cơ sở, quán bar, pub, lounge, đã trái phép nhập khí NO2 về sang chiết, phục vụ cho những cuộc chơi thâu đêm của những người tìm đến đây.
(HBĐT) - Ngày 29/3, Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) di dân tái định cư (TĐC) và định canh, định cư từ năm 2018 đến nay trên địa bàn huyện Tân Lạc. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh), Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
(HBĐT) - Ngày 29/3, tại xã Cao Sơn (Đà Bắc), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức chương trình tư vấn, hỗ trợ việc làm trong nước, ngoài nước. 120 đoàn viên thanh niên, người lao động trên địa bàn đã tham dự.
(HBĐT) - Theo Công an huyện Kim Bôi, vào khoảng 22 giờ ngày 27/3, nhận được thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi cần truyền máu khẩn cấp (nhóm máu hiếm AB) cho sản phụ Quách Thị Xuân, sinh năm 2001, trú tại xóm Ba Bị, xã Hùng Sơn đang trong tình trạng mổ cấp cứu cắt tử cung bán phần do đờ tử cung thứ phát không hồi phục sau sinh thường, dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều trong khi nguồn máu dự trữ tại Trung tâm Y tế huyện và tỉnh đã hết.
(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc vận động "Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh phát động đã trở thành cầu nối để các cấp chính quyền, tổ chức, nhà hảo tâm chung tay chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, thiếu may mắn.