Trước sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng lượng chức năng về xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, nhiều người ở TT-Huế và Quảng Trị đã phát triển dịch vụ lái hộ xe chở người say về nhà, kiếm thêm thu nhập.


Nghề làm thêm hấp dẫn

Sau một ngày khá vất vả với công việc đi chở bình gas, tối 10/4, anh Nguyễn Hoài Nghĩa (SN 1987, trú TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) về đến nhà, ăn bữa cơm tối với gia đình và định lòng dành thời gian chơi đùa với đứa con nhỏ.

Công việc thường ngày vào mỗi tối của anh Nghĩa là cùng nhóm thiện nguyện SOS Đông Hà vá, sửa xe miễn phí cho người dân. Ảnh NVCC

 

Công việc thường ngày vào mỗi tối của anh Nghĩa là cùng nhóm thiện nguyện SOS Đông Hà vá, sửa xe miễn phí cho người dân. Ảnh NVCC

Nửa đêm, tiếng chuông điện thoại của anh vang lên. Đối với Nghĩa, những cuộc gọi nửa đêm không khiến anh bất ngờ bởi anh đang là trưởng nhóm SOS Đông Hà – một hội nhóm do anh lập ra từ hơn 1 năm nay, chuyên vá, sửa xe miễn phí cho những người dân quanh thành phố không may bị hỏng vào ban đêm.

Thế nhưng, cuộc gọi lần này khiến anh khá thích thú vì chắc rằng sẽ có thêm nguồn thu nhập. Đầu dây bên kia, giọng của một người đàn ông dường như đã say rượu, điện nhờ anh qua nhà hàng L.H. (TP Đông Hà) lái xe, chở hộ người này về nhà.

Quần áo chỉn chu, anh Nghĩa lấy vội chiếc xe máy đến địa điểm do người đàn ông báo. Đúng như dự đoán, 15p sau, một người đàn ông từ trong nhà hàng L.H. bước ra. Sau khi xác định đúng vị khách vừa gọi cho mình, Nghĩa được người đàn ông đưa chìa khóa xe ô tô rồi thong thả chở khách từ TP Đông Hà vào thị xã Quảng Trị để lấy khoản tiền công 200 ngàn đồng.

Chia sẻ với VietNamNet, anh Nghĩa cho biết, dịch vụ lái hộ xe đưa khách đã uống rượu, bia về nhà được anh cùng một người bạn phát triển, đưa vào hoạt động hơn 1 tháng nay.

"Mỗi lần lái xe hộ chở khách về, tùy theo quãng đường dài, ngắn mà chúng tôi đưa ra mức giá phù hợp cho khách. Nếu quanh quang trong khu vực thành phố thì khoảng 100 đến 150 ngàn đồng.

Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã phục vụ được khoảng 20 người và cũng có thêm được ít thu nhập”, anh Nghĩa cho biết.

 

Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, anh Nghĩa (trái) cùng bạn phát triển dịch vụ chạy hộ xe chở khách đã uống rượu bia về nhà. Ảnh NVCC

 

Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, anh Nghĩa (trái) cùng bạn phát triển dịch vụ chạy hộ xe chở khách đã uống rượu bia về nhà. Ảnh NVCC

Cũng theo anh Nghĩa, anh và bạn mở dịch vụ lái hộ xe chở khách say về nhà xuất phát từ nhu cầu thực tế khi thời gian qua, lực lượng chức năng tăng cường công tác xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn.

"Thực ra, nhiều người vì quan hệ công việc, gặp gỡ bạn bè rồi ngồi uống mấy ly rượu lon bia nhưng thấy không đảm bảo an toàn, vi phạm giao thông nên họ gọi đến mình.

Trong số khoảng 20 vị khách chúng tôi phục vụ, cũng chưa có vị khách nào đến nỗi say xỉn, không biết gì. Có nhiều người, khi được tôi chở về đến nhà và bàn giao người, phương tiện cho gia đình, họ vẫn vui vẻ cho thêm tiền”, anh Nghĩa chia sẻ.

 

 

Nghĩa nói thêm, anh vẫn nhớ như in ngày đầu tiên làm dịch vụ lái hộ xe đưa khách về nhà, khoảng thời điểm giữa tháng 3/2023.

Tối đó, khoảng 12h đêm anh nhận cuộc gọi của khách nhờ lái xe đưa khách về nhà ở thị xã Quảng Trị.

"Vào đến thị xã và trả khách, bàn giao xe, anh quay ra gọi xe ôm để ra lại Đông Hà nhưng do đã rạng sáng, không còn ai chạy.

Chờ mãi không có xe, tôi quyết định đi bộ dọc đường QL1A để ra lại nhà. Rất may, đi được khoảng 3km, lúc này một người bạn thấy cuộc gọi nhỡ và tin nhắn của tôi, chạy ô tô vào gặp và đón dọc đường.

Nói thật, tiền công hôm đó không đủ tiền bạn tôi đổ xăng để đón mình”, anh Nghĩa cười nói.

Rẻ hơn so với việc nộp phạt vi phạm nồng đồn cồn

Không giống như những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, dịch vụ lái hộ xe chở người say về nhà ở Quảng Trị và TT-Huế được xem là "sinh sau” và phát triển khá chậm.

Để đáp ứng nhu cầu của khác, nhiều người làm dịch vụ này ở các địa phương nhỏ lẻ thường phải quảng cáo lên mạng xã hội, phát tờ rơi để khách biết liên hệ.

 

Cứ sau 18h chiều, anh Lực

 

Cứ sau 18h chiều, anh Lực "bật chế độ" lái xe hộ chở khách tại các quán nhậu. Ảnh NVCC

Anh Nguyễn Duy Lực (40 tuổi, ở TP Huế) - trưởng một nhóm lái xe hộ cho biết, nhóm của anh gồm 6 người, hoạt động từ 18h tối đến khoảng 0h đêm.

Theo anh Lực, khi nhận được cuộc gọi từ khách, nhóm sẽ điều phối tài xế tới địa điểm để điều khiển phương tiện, đưa khách về nhà. Trung bình, mỗi đêm các thành viên trong nhóm sẽ lái xe, đưa khoảng 9 vị khách về nhà an toàn.

"Với mức phí khoảng 150.000 đồng/1 chuyến cho quãng đường 5km, sau 1 tháng hoạt động, mỗi thành viên trong nhóm đều thu lại được một khoản thu nhập khá cho mình”, anh Lực chia sẻ.

Với hy vọng, dịch vụ này sẽ càng phát triển trong thời gian tới. Anh Lực cũng mong muốn, đây không chỉ là một dịch vụ đơn thuần mà nó còn tạo ra cho người dân một thói quen "đã uống rượu bia là không lái xe”, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội.

 

Công an TP Huế mạnh tay trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh QT

 

Công an TP Huế mạnh tay trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh QT

Ông Trần Văn Hùng – Giám đốc một công ty xây dựng ở TP Huế chia sẻ, do đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp khách nên trước đây, mỗi lần đi nhậu xong ông thường lái xe về nhà.

"Có nhiều ngày, sau một đêm bị say vật vã, sáng ra nghĩ lại mới thấy mình "liều”, coi thường tính mạng khi uống nhiều rồi vẫn chạy xe về nhà.

Thời gian qua, tôi vẫn lái xe đi nhậu nhưng luôn "thủ” sẵn số điện thoại của một bạn làm bên dịch vụ lái hộ xe để khi tiếp khách xong thì gọi nhờ đến chở về.

Thực ra, số tiền mình bỏ ra để thuê lái xe là rất ít so với việc bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn hay chẳng may xảy ra việc gì dọc đường”, ông Hùng nhận định.

 

Dịch vụ gọi lái xe hộ đang dần trở nên phổ biến, đắt khách tại TT-Huế. Ảnh: HS

 

Dịch vụ gọi lái xe hộ đang dần trở nên phổ biến, đắt khách tại TT-Huế. Ảnh: HS

Đồng quan điểm trên, anh N.V.T. – hiện đang làm tài xế cho một hãng taxi ở TP Huế chi sẻ, thời gian vừa qua, lượng khách đặt taxi qua tổng đài tăng cao do nhiều người ý thức được việc "đã uống rượu, bia thì không lái xe”.

Chia sẻ với VietNamNet, một lãnh đạo Đội CSGT-TT Công an TP Huế cho biết, lực lượng chức năng địa phương bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân thì cũng đã mạnh tay xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thống kê gần nhất, thời gian qua, lực lượng CSGT tỉnh TT-Huế đã phát hiện, xử lý gần 1.200 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trong đó có 43 phương tiện ô tô và hơn 1.100 phương tiện mô tô.

"Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người vẫn gặp gỡ bạn bè, đối tác và uống rượu bia. Tuy nhiên, khi đã sử dụng chất có nồng độ cồn, chúng tôi khuyến nghị người dân nên gọi taxi hoặc dịch vụ lái hộ xe về nhà để vừa không vi phạm an toàn giao thông, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội”, vị này chia sẻ.

Theo VietNamnet

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục