Nhiều năm nay, mỗi khi mùa khô đến, người dân xóm Hày Dưới nói riêng, bà con xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc) nói chung luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng vì nỗi lo thiếu nước sinh hoạt. Công trình nước sạch nông thôn được đầu tư nhưng đã xuống cấp, không phát huy hiệu quả.


Bể chứa nước mưa của gia đình chị Hà Thị Thơm, xóm Hày Dưới, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc mùa khô không đủ dùng.

Nguồn nước sinh hoạt của người dân xóm Hày Dưới gần như phụ thuộc hoàn toàn vào "ông trời”. Mùa khô đến, hầu hết các nguồn nước đều khô cạn. Bà Bùi Thị Út, 86 tuổi, xóm Hày Dưới chia sẻ: "Tôi vẫn thường nhớ về thời điểm trước đây, khi bể tích nước cạnh nhà còn hoạt động, bà con vui vẻ gọi nhau đi lấy nước, trẻ con thỏa thích tắm. Tiếng cười, tiếng nói vang khắp xóm nghèo. Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, bể tích nước này không còn giọt nước nào, trở thành bể hoang, cỏ mọc um tùm”.

Anh Hà Văn Đức, Trưởng xóm Hày Dưới cho biết: "Bể nước cạnh nhà bà Út là 1 trong 14 bể được dự án của Nhà nước đầu tư cho xóm Hày Dưới, hiện chỉ còn 4 bể tích được nước. Sở dĩ phải có các bể này vì xóm ở độ cao trên dưới 1.000m so với mặt nước biển, địa hình được bao bọc bởi các dãy núi cao, mùa mưa thì trượt sạt, mùa nắng thì khô hạn. Qua khảo sát cho thấy không thể đào hoặc khoan giếng vì không có mạch nước. Ngoài trông chờ vào nước trời thì 110 hộ dân xóm Hày Dưới phụ thuộc nguồn nước từ các mó ở khe núi của xóm Hày Trên, cách 2km. Đường ống dẫn nước xa, thường xuyên rò rỉ, mùa mưa tạm đủ nước dùng, đến mùa khô tình trạng ăn đong nước từng bữa thường xuyên diễn ra”.

Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt không riêng với người dân xóm Hày Dưới mà còn đối với Trường mầm non Bắc Sơn. Nhà trường hiện có 16 cán bộ, giáo viên, 4 nhóm lớp với 80 học sinh. Ngoài nước phục vụ sinh hoạt, ăn bán trú, sinh hoạt tại trường của các giáo viên cắm bản, đặc thù của trường mầm non cần phải vệ sinh lớp học, đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho các cháu. Việc thiếu nước vào mùa khô gây rất nhiều khó khăn cho nhà trường.

Theo các đồng chí lãnh đạo xã Vân Sơn, tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên địa bàn xã nhiều năm nay. Tuy nhiên việc xây dựng, sửa chữa, nghiên cứu tìm kiếm nguồn nước đảm bảo vệ sinh nằm ngoài khả năng của địa phương.

Đồng chí Bùi Thanh Đướng, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn cho biết: "Thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước sản xuất từ nhiều năm qua là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế chậm phát triển. Chính quyền cũng như người dân mong các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa, có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ địa phương khảo sát, tìm kiếm các mạch nước ngầm đảm bảo vệ sinh, để bà con xã vùng cao Tân Lạc không còn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt khi mùa khô đến”.

Mai Chinh

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục