Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng, thương mại, dịch vụ.
Người lao động xã Kim Bôi (Kim Bôi) nhận chứng chỉ đào tạo nghề dưới 3 tháng.
Là 1 trong 3 học viên tham gia lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kim Bôi tổ chức, chị Bùi Thị Thiểm, xóm Đúp, xã Tú Sơn được phổ biến, hướng dẫn về cách xử lý dịch hại trên cây trồng; sự phát sinh của các loại dịch hại mới; quy trình kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa. Thông qua lớp đào tạo trang bị cho bà con kiến thức về các giai đoạn phát triển, sinh trưởng của cây lúa để lựa chọn biện pháp chăm sóc, xử lý dịch hại phù hợp điều kiện sản xuất của gia đình. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị nông sản, tăng lợi nhuận cho người sản xuất, góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Với phương pháp "cầm tay chỉ việc”, thông qua lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi vỗ béo cho bò do Trung tâm học tập cộng đồng xã phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức, chị Bùi Thị Bích, xóm Phố Mỵ Thanh cũng như nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Mỵ Hòa đã nắm vững và áp dụng thành thạo kỹ thuật ủ cỏ làm thức ăn dự trữ vào mùa Đông; cách vỗ béo, phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi… Chị Bùi Thị Bích chia sẻ: Được tham gia lớp tập huấn tôi thấy rất bổ ích. Tôi đã học hỏi thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nhất là kỹ thuật vỗ béo cho bò để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Bên cạnh đó là cách xử lý phân, rác thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.
Để nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động, trong thời gian qua, huyện Kim Bôi đã tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu thị trường lao động, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của địa phương. Hàng năm, huyện xây dựng kế hoạch, rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; tổ chức đào tạo nghề gắn với các chương trình, đề án trọng tâm của huyện; chú trọng đào tạo cho người lao động biết ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất, nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị doanh nghiệp, triển khai các dịch vụ nông nghiệp, nông thôn; tập trung đào tạo lao động tại các ngành, lĩnh vực như: điện, hàn, xây dựng dân dụng, sửa chữa xe máy, sửa chữa điện cơ nông thôn, xuất khẩu lao động bảo đảm theo đúng quy định. Cùng với đó, huyện ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát triển các sản phẩm OCOP của huyện.
Đồng chí Quách Công Sơn, Phó trưởng phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Kim Bôi cho biết: Với những giải pháp đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, riêng năm 2023, huyện Kim Bôi mở được 71 lớp nghề với 2.429 người tham gia, 45 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện lên 66,8%. Trong đó, lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 25,04%, vượt 5,8% kế hoạch; giải quyết việc làm mới cho 2.391 người, đạt 106,3% kế hoạch.
Ngô Hường
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hưởng ứng "Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, các cấp Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tôn vinh những giá trị cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bôi ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng, với nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực. Một trong số đó là phong trào "Ngày thứ Bảy nông thôn mới”. Thành thông lệ, đến ngày này, bà con các thôn, xóm của 17 xã, thị trấn lại chung tay xây dựng quê hương bằng những việc làm cụ thể.
Để tăng tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hướng đến bao phủ BHYT toàn dân, Bộ Y tế đề xuất phương án đưa thân nhân lao động vào diện đóng BHYT bắt buộc. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ 30% tiền đóng, 70% còn lại do chủ doanh nghiệp cùng lao động chi.
Ngày 5/3, Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam tổ chức họp định hướng Dự án VIE085 cho cán bộ, hội viên người cao tuổi các cấp trên địa bàn tỉnh.
Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu cho 2 nữ sinh bị ngộ độc thuốc an thần, giảm đau. Tình trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với phụ huynh, cần quan tâm đến vấn đề tâm, sinh lý của trẻ vị thành niên.
Sáng 5/3, sau khi vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức cuộc họp khẩn thông tin về vụ việc và đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả.