Giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tạo việc làm cho thanh niên và người lao động nói chung đang được tỉnh tập trung thực hiện, trong đó, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là một trong những giải pháp đột phá chiến lược của tỉnh.
Công ty cổ phần CRC Solar Cell, Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn) sản xuất pin năng lượng mặt trời hoạt động ổn định, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Trường Cao đẳng Nghề Sông Đà, tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật Việt Xô Sông Đà có tổng diện tích 7 ha, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy nghề. Thời gian qua, mỗi năm nhà trường tuyển sinh hàng trăm sinh viên với các ngành nghề: điện công nghiệp, công nghệ ô tô, vận hành máy thi công nền, hàn, kế toán doanh nghiệp, lái xe ô tô… Học sinh, sinh viên theo học tại nhà trường hầu hết là con em các dân tộc trong tỉnh, điều kiện kinh tế khó khăn. Hiện trường có trên 610 học sinh, sinh viên, trong đó, hệ cao đẳng 89 sinh viên, trung cấp 365 học sinh, sơ cấp 160 học viên. Nhà trường đang nỗ lực phấn đấu trở thành nơi đào tạo nghề có thương hiệu, uy tín và đào tạo chất lượng cao, giúp người học nắm vững khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ, tiếp tục đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng đạt chuẩn của các doanh nghiệp lớn.
Tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình hiện có gần 1.000 học sinh, sinh viên theo học. Đồng chí Lê Thanh Hải, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong thời gian tới, trường tập trung vào đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh.
Đánh giá vấn đề đào tạo nghề rất quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, theo anh Nguyễn Long, phụ trách Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (Khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình), để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, thu hút nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tự đào tạo nghề cho người lao động, phối hợp các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong liên kết đào tạo, giới thiệu việc làm.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 61%, trong đó, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỷ lệ người lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 80%, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.
Tập trung tạo việc làm cho người lao động
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Vì vậy, thời gian qua, nhiều giải pháp tạo việc làm đã được các cấp chính quyền, sở, ban, ngành đồng bộ thực hiện.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh là đơn vị đầu mối quan trọng tạo cầu nối cung - cầu lao động, giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với người lao động. Bên cạnh việc kết nối, giới thiệu người lao động đến doanh nghiệp trong nước, trung tâm còn triển khai nhiều chương trình xuất khẩu lao động, đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Đặc biệt là việc tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên vùng sâu, vùng xa và sinh viên mới ra trường qua hình thức gặp gỡ, tư vấn, trao đổi thông tin trực tiếp về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Kết quả trong triển khai các giải pháp tạo việc làm cho người lao động thể hiện rõ nét nhất tại huyện Lương Sơn. Là một trong những địa bàn trọng điểm của tỉnh trong phát triển kinh tế, thu hút lao động, từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp Lương Sơn liên tục tuyển thêm lao động do có thêm đơn hàng đối tác đặt hàng. Ông Võ Văn Trường, đại diện Ban Quản lý Khu công nghiệp Lương Sơn cho biết, khu công nghiệp hiện có trên 15.000 lao động làm việc, số lượng công nhân tăng khá so với cuối năm 2023. Thực hiện nhiệm vụ, nhiều năm qua, Ban Quản lý khu công nghiệp tích cực góp phần trong công tác giới thiệu việc làm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động tiếp cận, tìm hiểu về các doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp.
Hồng Trung
Hiện nay, huyện Yên Thủy có 10.135 thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 35; thanh niên được tập hợp trong tổ chức Đoàn - Hội là 5.321 người, tỷ lệ tập hợp đoàn kết thanh niên đạt 78%. Trong năm 2023, các cơ sở Đoàn đã tổ chức 11 lớp cảm tình Đoàn cho 385 thanh niên ưu tú; tổ chức kết nạp 560 đoàn viên mới. Có 122 đoàn viên ưu tú được kếp nạp vào Đảng. Công tác giáo dục tiếp tục được chú trọng, triển khai đồng bộ, có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức, phát huy hiệu quả các kênh truyền thông của Đoàn, Hội, Đội trên mạng xã hội, góp phần nâng cao ý thức công dân, đạo đức, nhân cách và lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu nhi.
Trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra gần 20 vụ việc liên quan đến hoạt động tôn giáo trái quy định. Tuy nhiên, với sự vào cuộc tham mưu tích cực, hiệu quả của các cơ quan chức năng và đại diện các tổ chức tôn giáo đã giúp UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, không để những mâu thuẫn, vướng mắc, tồn tại gây ảnh hưởng đến tự do tôn giáo, hoạt động tôn giáo đúng quy định pháp luật của đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Chiều 5/4, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Những vấn đề đặt ra trong quá trình biên soạn sách lịch sử tỉnh Hòa Bình".
Ngày 5/4, tại xã Thanh Hối (Tân Lạc), Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp với Ban quản lý Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức Lễ phát động trồng rừng gỗ lớn hưởng ứng Chiến dịch truyền thông về rừng và phục hồi rừng, giảm nhẹ khí nhà kính.
Ngày 5/4, tại Trường Chính trị tỉnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 (KĐ24.03) theo Đề án 587 cho 52 học viên là cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.
Triển khai từ năm 2021, Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN). Mô hình đã trở thành điểm tựa cho NCT, đặc biệt đối với NCT neo đơn, hoàn cảnh khó khăn được hưởng lợi từ các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng thu nhập…, giúp NCT nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sống vui - khỏe - hạnh phúc.