(HBĐT) - Khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) nằm trên một hòn đảo. Không có đường giao thông, phương tiện kết nối với bên ngoài là những con thuyền độc mộc. Người dân sinh sống bằng đánh bắt cá, trồng ngô và trồng luồng. Nay họ đã biết đến một nghề mới làm thay đổi cuộc sống của mình là làm du lịch cộng đồng.

Từ ngày làm du lịch cộng đồng, anh Bùi Văn Hiện, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) đã có cuộc sống ổn định.

Khi chưa xây dựng thủy điện Hòa Bình, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa nằm trên dòng sông Đà hiền hòa với những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang trữ tình. Rời nhà để làm thủy điện chỉ có 90 hộ với gần 400 nhân khẩu vén lên một hòn đảo. Đất chật, người đông, một số hộ dân chuyển đi nơi khác. Những hộ ở lại ít được tiếp xúc với bên ngoài. Do vậy, cuộc sống của các hộ đều khó khăn. Gia đình anh Bùi Văn Hiện sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, thả rọ tôm và trồng ngô. Hàng ngày, anh phải thức khuya, dậy sớm đi thuyền thả lưới, thả rọ tôm trên lòng hồ. Thu nhập của gia đình anh không ổn định, phụ thuộc vào nước, vào con tôm, con cá của sông Đà. Để tiện đánh bắt cá, anh làm nhà bè sinh sống trên lòng hồ. Năm 2016, trong một lần đi làm quên không dập lửa trong bếp nên căn nhà của anh bị cháy rụi. Không có điều kiện dựng tiếp nhà bè, anh chị lên bờ dựng căn nhà tạm sinh sống.

Đầu năm nay, gia đình anh Hiện được Công ty CP du lịch Hòa Bình hỗ trợ vốn sửa nhà, mua sắm thiết bị trong gia đình để đón khách du lịch cộng đồng. Anh cho biết: Gia đình tôi là 1 trong 7 hộ dân trong xóm được công ty hỗ trợ vay vốn, vật liệu sửa, nâng cấp nhà để đón khách. Từ tháng 4 đến nay, gia đình tôi đã đón khách đến ăn uống, ngủ nghỉ tại nhà mình. Mới làm nên lượng khách đến bản chưa nhiều. Tính trung bình, mỗi tháng gia đình tôi thu nhập 3-4 triệu đồng. Bước đầu với thu nhập như thế gia đình tôi sống tạm ổn định. Giờ đây, tôi bỏ nghề đánh cá, tôm trên lòng hồ, tập trung làm du lịch.

Gia đình anh Bùi Văn Thạo ở xóm Ngòi quanh năm trên lòng hồ, chỉ biết đến đánh bắt tôm, cá, cuộc sống tự cung, tự cấp là chính. Trước đây, xóm cô lập, ít tiếp xúc với bên ngoài, việc bán con tôm, con cá hay sản phẩm ngô rẻ hơn nhiều so với nơi khác bởi không biết thông tin về giá cả. Tư thương thường ép giá. Anh nhẩm tính, làm ngô, sắn, đánh bắt cá, cả gia đình thu nhập chỉ 8-9 triệu/năm. Từ ngày được hỗ trợ sửa nhà, anh bắt đầu đón khách du lịch. Anh được đào tạo về cách giao tiếp với khách du lịch, làm bếp, phục vụ ăn nghỉ…

Anh Thạo cho biết: Bước đầu thu nhập thấy khá hơn trước nhưng quan trọng nhất là mình được giao tiếp với nhiều người bên ngoài. Từ đó cách nghĩ, cách làm kinh tế cũng thay đổi nhiều. Chúng tôi nghĩ không phải đi ra ngoài làm ăn xa mới khá lên được, điều quan trọng là tư duy, cách làm khác. Qua tiếp xúc với nhiều người, tôi thấy mình được mở mang nhiều hơn. Không chỉ những hộ làm du lịch cộng đồng được hưởng lợi mà nhiều hộ dân trong xóm cũng bán được sản phẩm địa phương cho khách du lịch. Những sản phẩm trước đây như bắp ngô, quả trứng gà, cây măng chỉ để cho nhau nhưng giờ thành hàng hóa. Từ đó, cuộc sống của họ thay đổi nhiều. Chúng tôi thấy có nhiều sản phẩm của địa phương thì khách du lịch ngày càng nhiều hơn.


Việt Lâm

 


Các tin khác


Thưởng thức cá sông Đà

(HBĐT) - Do nguồn nước sông Đà hầu như chưa bị ô nhiễm, tất cả các loại cá sinh sống khu vực sông Đà đều quý. Cũng là các loại cá thông thường như mương, chép, mè, trôi, trắm, rô phi… nhưng sống ở khu vực sông Đà có sức hấp dẫn lạ kỳ.

Lên Hà Giang...không phải mùa hoa tam giác mạch

(HBĐT) - Cách đây cũng khá lâu, khi Nguyễn Phương, một người bạn ở thành phố Hà Giang nhắn nhủ: "Lên Hà Giang đúng vào mùa hoa tam giác mạch, các anh sẽ được đắm mình trong không gian sắc tím nhẹ như miền cổ tích. Lễ hội thì lên nhé.”Lời mời đó khiến bước chân dẫn dụ trở lại một thời nhỏ, khi được ngắm nhìn bức ảnh "Đường về Đồng Văn” vào những năm 70 của thế kỷ trước. Thôi, lên đường, dẫu Hà Giang chưa phải vào mùa hoa tam giác mạch…

Huyện Cao Phong khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Huyện Cao Phong nằm trên các tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng, thuận lợi cho việc giao lưu đi lại, phát triển KT-XH của huyện và có hạ tầng cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch, dịch vụ như: QL 6A, tỉnh lộ 12B, tỉnh lộ 435B và tuyến đường thủy rất thuận lợi cho việc đi lại trong lòng hồ Hòa Bình và đi đến thành phố Sơn La.

Mê mẩn Xím Vàng

Đến mùa lúa chín năm nay, chúng tôi tìm đến và khám phá vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La), một phần thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa.

Hồ Ba Bể đang biến dạng

 Hồ Ba Bể (Bắc Cạn) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh, hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước bởi cảnh quan hoang sơ, hồ nước tự nhiên trong xanh, chung quanh là rừng nguyên sinh trên núi đá, những làng, bản nhà sàn đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Tuy nhiên, cảnh quan hoang sơ đang bị phá vỡ bởi tình trạng xây dựng nhà ở, nhà nghỉ của người dân địa phương.

Hang Chổ - nơi cư trú của nhóm cư dân Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Hang Chổ nằm phía sườn tây nam núi Sáng thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn - đây là nơi cư trú của nhóm cư dân Văn hóa Hòa Bình. Năm 1926, di chỉ hang Chổ đã được nhà khảo cổ người Pháp M.Côlani chọn là một trong những địa điểm khai quật để nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục