(HBĐT) - Xã Cao Răm, huyện Lương Sơn là một thung lũng cổ, nơi đây có 4 di tích quốc gia gồm: hang Chổ, hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện, hang Khụ Thượng… Tất cả các di tích này đều có giá trị to lớn về lịch sử. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra là hầu hết các di tích của xã Cao Răm sau khi được công nhận là di tích quốc gia thì dần bị lãng quên.


Cao Răm - thung lũng cổ nhiều di tích lịch sử

Mảnh đất cổ Cao Răm gồm nhiều di tích quốc gia có ý nghĩa lịch sử to lớn. Năm 2000, Cao Răm được Bộ VH-TT&DL công nhận 3 di tích quốc gia, đó là hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện và hang Chổ. Hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện, hang Chổ được công nhận theo Quyết định số 06/2000 - QĐ - BVHTT ngày 13/4/2000. Hang Khụ Thượng được công nhận theo Quyết định số 40/2005/QĐ - BVHTT ngày 22/8/2005.

Đặt chân đến Cao Răm, chúng ta ngỡ ngàng trước hệ thống hang động. Đầu tiên là hang Núi Sáng tọa ở vị trí dốc thẳng đứng. Năm 1997, anh Bùi Văn Long, xóm Sáng trong một lần đi bắt rắn đã phát hiện ra cái đầu lâu nổi lên trên vùng đất mềm. Hai hốc mắt to tròn và những chiếc răng như ngón tay cái người lớn. Sau khi báo lên chính quyền, đoàn khảo sát của Bảo tàng Hòa Bình đã phối hợp với Phòng VH-TT huyện Lương Sơn thu hồi được nhiều xương cốt. Theo Phó tiến sỹ Vũ Thế Long - chuyên ngành khảo cổ học động vật, Trưởng ban Ban nghiên cứu con người và môi trường cổ đã khẳng định: "Những di cốt trên là 2 bộ xương đười ươi. Trong đó, một bộ còn khá nguyên vẹn là di cốt của một cá thể đã trưởng thành, còn bộ không nguyên vẹn là di cốt của một con đười ươi chưa trưởng thành”. Hang Chổ là nơi cư dân nguyên thủy đã sống. Với hơn 1.000 hiện vật đã được khai quật và trưng bày ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Viện khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng nhân chủng học, Bảo tàng Hòa Bình. Các nhà khoa học khẳng định, hang Chổ là di tích khảo cổ học quan trọng, có giá trị cao trong công tác nghiên cứu và tham quan về nền Văn hóa Hòa Bình.'


Hang Chổ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn là nơi cư trú của nhóm cư dân Văn hóa Hòa Bình nhưng giờ đây đìu hiu, vắng vẻ.

Hang Khụ Thượng chia thành 3 động nhỏ. Động I trải ra như một rừng nấm sum vầy đông đúc, bên cạnh rừng nấm là những chùm đèn đá treo sang trọng. Động I được ví như đại sảnh, phòng chờ. Động II như chính cung với những hình thù, mảng màu kỳ lạ trên những vách đá bao quanh. Men theo con dốc ngắn, chui ra cửa rất nhỏ, chúng ta sẽ đến động thứ III với những cột đá, nhũ đá tuyệt đẹp.

Động Mãn Nguyện là một trong những động đẹp nhất tỉnh. Động là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hóa. Những màu sắc, hình dáng của đá biến đổi kỳ ảo theo từng thời gian, góc độ khác nhau. Vào trong động, chúng ta được đứng giữa biển đá, được lắng nghe hơi thở của đá.

Nhiều thách thức bảo tồn di tích

Sau khi được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, các di tích của miền đất cổ Cao Răm chưa được đầu tư tương xứng với giá trị lịch sử. Đồng chí Hoàng Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Cao Răm cho biết: Người dân Cao Răm luôn tự hào khi được sống tại mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, nơi người Việt cổ sinh sống. Nhân dân luôn có ý thức lưu giữ nét hoang sơ, những mái nhà sàn của người Mường cổ để bảo tồn giá trị văn hóa gắn với hệ thống di tích quốc gia. Trước năm 2010 đã có nhiều nhóm khách du lịch nước ngoài đến khám phá, tham quan hệ thống hang động của xã. Nhưng điều đáng buồn là hiện nay, số lượng người đến tham quan, khám phá không nhiều, thậm chí, nhiều di tích không còn người ghé qua. Hiện nay, hệ thống giao thông đến các di tích rất thuận tiện, tuy nhiên do không có chủ trương, định hướng cho việc đầu tư phát triển nên các di tích quốc gia của xã Cao Răm dần bị lãng quên. Các di tích hầu hết không có người bảo vệ, chỉ có duy nhất hang Chổ được UBND huyện trả lương cho một nhân viên bảo vệ.

Chị Bùi Thị Thiển, xóm Quê Sụ chia sẻ: Người dân Cao Răm luôn có ý thức bảo tồn, quảng bá hình ảnh các di tích. Tại nhiều cuộc họp thôn, xóm, người dân đã phản ánh với chính quyền về thực trạng 4 di tích lịch sử đang dần bị bỏ hoang. Chúng tôi rất đau lòng trước cảnh cỏ hoang mọc đầy lối vào, thậm chí trâu, bò thả rông trước cửa di tích. Chúng tôi tha thiết làm du lịch cộng đồng gắn với việc quảng bá hình ảnh, giá trị lịch sử của hệ thống di tích quốc gia.

Những di tích quốc gia của xã Cao Răm vì chưa được đầu tư, khai thác thỏa đáng trở nên đìu hiu, vắng lặng. Trước thực trạng đó cần tìm ra các giải pháp đồng bộ để lưu truyền, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể của xã. Qua đó tạo cơ hội cho người dân trong tỉnh và du khách tìm hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của miền đất cổ Cao Răm và giá trị lịch sử của văn hóa tỉnh Hòa Bình nói chung.


Thu Thủy

Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục