(HBĐT) - Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Chúa thác Bờ, là điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến, thu hút đông đảo du khách đến chốn Lâm linh đền Bờ, thưởng ngoạn hồ Hòa Bình.



Du khách thăm quan động thác Bờ.

Đến động thác Bờ khá thuận lợi, từ quốc lộ 6 có thể đi theo đường Bình Thanh - Thung Nai bằng đường bộ và đi khoảng 20 phút đường thủy hoặc có thể xuất phát từ cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh, đi gần 1 tiếng bằng tàu là đến nơi.

Động thác Bờ nằm ngay trên bến Ngọc, ở sườn núi phía bắc, bên bờ hồ sông Đà. Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn, nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Truyền thuyết kể rằng: Đền thờ bà chúa thác Bờ là Đinh Thị Vân - người Mường, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Nhân dân trong vùng lập đền thờ phụng. Trước đền thác Bờ thuộc xã Hào Tráng, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, hiện đền tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Trong hành trình thăm quan, chiêm bái đền Chúa thác Bờ, du khách sẽ tiếp tục khám phá động thác Bờ giữa phong cảnh thiên nhiên mây nước hữu tình của hồ Hòa Bình. Vào mùa nước cạn, du khách muốn thăm quan động phải leo bộ gần 100 bậc đá từ chân núi đến cửa động. Mùa nước dâng, du khách đi từ thuyền sang nhà nổi, trên một bè ghép bằng tre, bương chạy dài khoảng 50 m vào thẳng cửa động. Từ trên cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để thả hồn cảm nhận sự hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng, khám phá vẻ đẹp của hang động huyền kỳ.

Động được chia làm ba khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá còn có khu vực tiếp du khách, lên cao khoảng 50 m là khu thờ Phật. Khu vòm động này khá rộng, có không khí mát lành. Ngoài ban thờ Phật tổ Quan âm rất lớn, Quan thế âm Bồ tát, các vị thần linh cai quản vùng này… Trong động được cấu tạo thành những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng được hình thành do cặn đá vôi: của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm nghìn năm mới thấy sức sáng tạo bất tận của thiên nhiên huyền ảo. Những hình thù khác nhau của nhũ đá như cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời, dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường như thánh thót ngân vang tựa như đàn trời...

Ngoài ra, bạn có thể đến thăm quan các điểm du lịch gần như suối Trạch, đảo và nhà nghỉ Cối xay gió, chợ Bờ họp vào sáng chủ nhật, bản và động Ngòi Hoa, bè nuôi cá lồng trên hồ… Tìm hiểu văn hóa, sinh hoạt, sản xuất, cuộc sống người dân địa phương như chèo thuyền, đánh bắt cá, nấu nướng, thưởng thức hương vị thơm ngon đặc biệt của các loại cá nướng, các món cá sông Đà, thưởng thức các đặc sản núi rừng như thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn bản địa nướng mật ong bày trên lá chuối, măng luộc, cơm gạo nương, rượu táo rừng, rau rừng đồ chấm lòng cá… Tất cả sẽ để lại những cảm nhận ấn tượng không thể quên sau hành trình khám phá động thác Bờ, hồ sông Đà.

P.V


Các tin khác


Mê mẩn Xím Vàng

Đến mùa lúa chín năm nay, chúng tôi tìm đến và khám phá vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La), một phần thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa.

Hồ Ba Bể đang biến dạng

 Hồ Ba Bể (Bắc Cạn) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh, hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước bởi cảnh quan hoang sơ, hồ nước tự nhiên trong xanh, chung quanh là rừng nguyên sinh trên núi đá, những làng, bản nhà sàn đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Tuy nhiên, cảnh quan hoang sơ đang bị phá vỡ bởi tình trạng xây dựng nhà ở, nhà nghỉ của người dân địa phương.

Hang Chổ - nơi cư trú của nhóm cư dân Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Hang Chổ nằm phía sườn tây nam núi Sáng thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn - đây là nơi cư trú của nhóm cư dân Văn hóa Hòa Bình. Năm 1926, di chỉ hang Chổ đã được nhà khảo cổ người Pháp M.Côlani chọn là một trong những địa điểm khai quật để nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình.

Khám phá du lịch bản Ngòi

(HBĐT) - Nằm sâu trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình, không đường bộ, duy nhất đi bằng đường thủy, bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) như ốc đảo tách biệt nhưng yên bình và là một trong những bản cổ của người Mường đẹp nhất tỉnh Hòa Bình.

Sức hấp dẫn của bản Pom Coọng

(HBĐT) - Khi màn sương bao phủ thị trấn Mai Châu (Mai Châu) tan dần, một bản nhỏ với những ngôi nhà sàn mộc mạc, thanh bình hiện lên. Đó là bản Pom Coọng bản mang đậm bản sắc của dân tộc Thái. Đến đây, du khách được đắm mình trước cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, được thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc Thái; trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc làm ruộng, tham gia chế biến các món ăn…

Đón khách nước ngoài trải nghiệm văn hóa sinh thái hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Công ty CP Du lịch Hòa Bình đang tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình để phục vụ nhu cầu không chỉ khách trong nước mà hướng đến thị trường khách nước ngoài đến tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá văn hóa đậm chất dân tộc, thiên nhiên hồ Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục