(HBĐT) - Chỉ gần 20 hội viên nhưng nhiều năm qua, các nghệ sĩ nhiếp ảnh Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn, xuống tận thôn, bản để xây dựng tác phẩm có tính nhân văn cao, phản ánh phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, kịp thời ca ngợi những tấm gương trong lao động sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự… Ngoài ra, các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tích cực sáng tác, tham gia các cuộc thi, triển lãm để quảng bá văn hóa, con người đất Mường ra tỉnh bạn và quốc tế.


Tác phẩm của các nhiếp ảnh gia chi hội Nhiếp ảnh tỉnh trưng bày tại sự kiện Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân.

Trao đổi với chúng tôi, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Đình Lai - Chi hội trưởng chi hội nhiếp ảnh Hòa Bình cho biết: Hòa Bình có núi non, sông, suối, ruộng bậc thang, nhiều cảnh đẹp, là tỉnh có nhiều dân tộc anh em đoàn kết chung sống, có nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc. Đó chính là nguồn cảm hứng, chất liệu quý giá giúp các nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tạo tác phẩm. Tuy nhiên, đội ngũ nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh nhà phần lớn đã cao tuổi, lực lượng trẻ còn ít. Quyền tác nghiệp của các nghệ sĩ còn hạn chế, khó khăn trong việc cập nhật và tham gia các sự kiện trong tỉnh. Tuy nhiên, với niềm đam mê nhiếp ảnh, các nghệ sĩ đã khắc phục khó khăn, tích cực sáng tác tác phẩm, tham gia triển lãm ảnh phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Sáng tác cũng chính là nhu cầu thường trực của mỗi nghệ sĩ nhiếp ảnh. Do đó, hầu hết các sự kiện lớn của tỉnh, các nghệ sĩ nhiếp ảnh đều có mặt kịp thời. Anh chị em nghệ sĩ đã bám sát phong trào của các đơn vị trong tỉnh, xuống tận thôn, bản xây dựng tác phẩm có tính nhân văn cao, phản ánh phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, ca ngợi những tấm gương trong lao động sản xuất, giữ gìn ANTT, ca ngợi vẻ đẹp quê hương, non nước Hòa Bình…

Thời gian qua, Hội Nhiếp ảnh tỉnh đã tích cực tổ chức và tham gia nhiều triển lãm ảnh như: trưng bày ảnh phục vụ ngày Tết của người Mông tại xã Pà Cò; trưng bày và giới thiệu các tác phẩm tại trường THPT Phú Cường (Kỳ Sơn); tham gia trưng bày tại ngày thơ Việt Nam (huyện Cao Phong), ngày sách Việt Nam (trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ), Đại hội Đảng bộ tỉnh, các lễ hội… Đặc biệt, các nghệ sĩ nhiếp ảnh của chi hội chính là lực lượng nòng cốt trong các cuộc thi và triển lãm ảnh như chủ đề "Vì bình yên cuộc sống”, "Hòa Bình - Bản sắc và hội nhập”, "Sắc màu Tây Bắc”…

Hàng năm, các nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh đều đặn, tích cực tham gia cuộc thi ảnh của 15 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Từ năm 2011 đến nay đã có 635 tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh ta tham gia liên hoan. Trong đó có 80 tác phẩm được hội đồng nghệ thuật trung ương chọn treo và đoạt giải. Các tác giả có nhiều tác phẩm chất lượng được chọn treo và trao giải như: Tào Đức Khánh, Hoàng Đình Lai, Đinh Hải, Nguyễn Xuân Thanh… Chủ đề chính của các tác phẩm là bám sát đời sống văn hóa, phong tục tập quán, phong cảnh đẹp tỉnh nhà.

Đồng chí Hoàng Đình Lai, chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh cho biết thêm: Chi hội đã tích cực phối hợp tổ chức các trại sáng tác, cử và động viên hội viên tham gia trại sáng tác, tập huấn, trao đổi bổ sung nâng cao kiến thức và kinh nghiệm sáng tác ảnh nghệ thuật cho các hội viên. Trong 5 năm trở lại đây, chi hội đã tổ chức được 3 trại sáng tác cho 54 lượt hội viên tham gia. Từ trại sáng tác này đã có nhiều tác phẩm tốt được hoàn thành và tiếp tục xây dựng ý tưởng sáng tác trên cơ sở thực tế đã được tiếp cận. Nhân dịp này, hội viên tham gia đã được nghe các nghệ sỹ uy tín của lĩnh vực nhiếp ảnh trao đổi về kinh nghiệm sáng tác và nói chuyện chuyên sâu về ảnh nghệ thuật.

Những năm tới, với mục tiêu tiếp tục quảng bá bản sắc văn hóa và con người đất Mường Hòa Bình, chi hội nhiếp ảnh tỉnh phấn đấu phát triển hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác, có nhiều tác phẩm tốt, có tư tưởng và nghệ thuật góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh. Đồng thời tập trung đầu tư hỗ trợ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giúp đỡ các tác giả trẻ có năng lực sáng tạo phát triển, trở thành hội viên hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.

Dương Liễu


Các tin khác


Lên Ngọc Sơn xem đào phai

(HBĐT) - Cái rét thôi thúc chúng tôi trở lại mảnh đất Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Đến với xã Ngọc Sơn năm nay, chợ trung tâm của 3 xã vùng cao đang được nâng cấp, những con đường bê tông nối dài hơn và đâu đâu cũng nghe tiếng cười giòn tan xua đi giá lạnh. Lần này, tôi đến vì những cánh đào phai mà bà con ở đây chăm sóc. Chúng đẹp như những con người thật thà, mến khách nơi đây.

Nét xuân làng nghề

(HBĐT) - Một ngày cuối năm Đinh Dậu, chúng tôi về thăm làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Làng nghề nằm bên QL 6, đi từ xa đã nhìn thấy sản phầm phẩm gỗ lũa, đá cảnh trưng bày hai bên đường. Dưới ánh nắng hanh vàng, mỗi tác phẩm như được dát thêm lớp áo mới tươi sáng, tràn đầy sức sống.

Lên miền cao gió núi Đại Lý - Vân Nam

(HBĐT) - Từ Côn Minh ngược lên thành phố cổ Đại Lý (tỉnh Vân Nam) - một địa danh phía Tây Nam Trung Quốc vào đúng buổi trưa nắng rực rỡ. Nơi miền cao cách mặt nước biển 2.000 m, nắng giữa một ngày đông vàng ruộm như rót mật xuống thung lũng thành phố. ùa vào mắt là những hàng cây hạnh ngân, liễu vàng rực như dát vàng, hòa màu tím đỏ của hoa Đào Đông trải dài dọc những con phố cổ. Cỏ cây, hoa lá như reo ca, chào đón. Không tòa nhà nào vượt quá 3 tầng, mái ngói cong vút màu nâu, rêu phong cổ kính; trộn lẫn màu trắng của những bức tường mang đậm màu sắc yêu thích của dân tộc Bạch nơi đây.

Khám phá Quốc đảo Sư tử

(HBĐT) - Những ngày này, cũng như trên đất nước Việt Nam và một số quốc gia ở châu á, người dân Singapore hối hả hoàn tất mọi việc nơi công sở, hoạt động buôn bán, kinh doanh và không quên dành thời gian dọn dẹp, trang trí nhà cửa với quan niệm sạch sẽ luôn mang lại những điều may mắn trong năm mới. Nói vậy cũng có nghĩa đất nước Singapore đang tất bật, háo hức đón Tết Nguyên đán - tiễn năm Đinh Dậu, đón năm Mậu Tuất.

Về Hải Dương thăm An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương

(HBĐT) - Mảnh đất Kinh Môn hội tụ muôn hình sông, thế núi với những sử thoại bi hùng, những địa danh gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân nước Việt đã đi vào huyền thoại. Ngoài cảnh quan thiên tạo kỳ thú, di tích quốc gia đặc biệt - quần thể danh lam thắng cảnh An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương còn được biết đến với những giá trị hiếm có về lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào của tỉnh Hải Dương, mảnh đất xứ Đông văn hiến.

Lên cao nguyên đá Đồng Văn

(HBĐT) - Như những người cầm bút khác, tôi thường bị cuốn hút bởi những vùng đất có nhiều trầm tích văn hóa. Từ khi về nghỉ chế độ, tôi đã trải nghiệm nhiều vùng đất khác nhau. Đối với tỉnh Hà Giang, hồi còn công tác, tôi đã đến, song chỉ giáp mặt một nửa cao nguyên đá Đồng Văn mà thôi. Cho nên với tôi, vùng đất ấy vẫn như có một ma lực cuốn hút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục