(HBĐT) - Trong 7 ngày nghỉ Tết nguyên đán, từ ngày 23/1 - 29/1 (tức ngày 29/12/2019 - 5/1/2020 âm lịch), tổng khách du lịch đến Hòa Bình ước khoảng 95.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 4.100 lượt khách và khách nội địa là 90.900 lượt khách. Tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 42 tỷ đồng.
Ngay từ sáng mồng 1 Tết Canh Tý, đông đảo khách du lịch đã tới thăm quan, khám phá Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại huyện Cao Phong.
Trước Tết nguyên đán Canh Tý năm 2020, Sở VH-TT&DL tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố và các điểm du lịch chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, ANTT, an toàn vệ sinh thực phẩm để đón khách du lịch tới thăm quan, khám phá các điểm du lịch tại Hòa Bình. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Du lịch về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona mới (2019 - nCoV), Sở VH-TT&DL tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai các biện pháp cần thiết, kịp thời để phòng bệnh.
Ngoài ra, để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình chào đón năm mới và lễ hội hoành tráng nên thu hút đông đảo sự quan tâm của khách du lịch như: Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong), lễ hội Chùa Khánh (Cao Phong), lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy)…
Thu Thủy
(HBĐT) - Bây giờ, đường lên bản Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã được trải bằng bê tông. Xuân sang, hàng cây hai bên đường ngát xanh, đua nhau đâm chồi, nảy lộc. Cuộc sống nơi đây đang từng ngày đổi thay, nhìn rõ nhất là diện mạo một bản du lịch cộng đồng mang vẻ đẹp nguyên sơ.
(HBĐT) - Nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mặt nước biển, Nam Sơn (Tân Lạc) được thiên nhiên ban tặng cho một hệ sinh thái phong phú, với nhiều động, thực vật đặc hữu và hệ thống hang động dày đặc. Đặc biệt nơi đây còn đậm chất bản sắc văn hóa Mường truyền thống với những nếp nhà sàn nguyên sơ. Du khách đến với Nam Sơn được đắm mình trong không gian tĩnh lặng, tận hưởng khí hậu mát mẻ, từng bước khám phá những nét đẹp và đặc trưng trong bản sắc văn hóa nơi đây... Với những tiềm năng, lợi thế đó, Nam Sơn dần khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là mỗi độ xuân về.
(HBĐT) - Mùa xuân tiết trời ấm áp, cả rừng tlau đua nhau đâm chồi, nảy lộc với sắc đỏ tía tràn đầy sức sống. Cuối mùa thu, khi những đợt gió lạnh tràn về, cả rừng tlau cũng đồng loạt chuyển sang sắc vàng đỏ và bắt đầu mùa lá rụng. Giữa dãy Trường Sơn hùng vĩ, bao đời nay, một cánh rừng tlau hàng trăm năm tuổi vẫn ngày này qua tháng nọ đua sắc, sừng sững giữa "thảo nguyên" bãi Bùi thơ mộng. Nhiều người "phải lòng” rừng tlau đã ví von rằng, đây đích thị là một loại cây có họ hàng với loài cây phong lá đỏ nổi tiếng ở châu Âu xa xôi...
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại đỉnh núi Viên Nam - nơi được xem là "nóc nhà" của huyện Kỳ Sơn - nay thuộc thành phố Hòa Bình vào những ngày cuối đông, khi không khi mùa xuân đã đến cận kề. Sau mấy tiếng đi xe máy, vượt những con dốc sỏi cuội, ngoằn ngoèo đã hình thành lối mòn mà ô tô gầm cao cũng có thể bò lên từng chút thật vất vả. Song bù lại, đỉnh núi Viên Nam thực sự là nơi hội tụ cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.
(HBĐT) - Ai từng chơi chợ Tết ở Mường Bi hẳn sẽ luyến nhớ hình ảnh chị em phụ nữ Mường duyên dáng trong trang phục váy áo riêng có của dân tộc mình. Nhớ giọng nói, tiếng cười ríu rít của lũ trẻ theo chân mẹ, cha về chợ... Khung cảnh các phiên chợ từ vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng thượng ở vùng đất cổ này sáng bừng lên bởi dòng người náo nức, hàng hóa tràn ngập, không khí đón Tết rộn ràng.
(HBĐT) - Đến đây, tôi mới thực sự hiểu tại sao nhiều người lại yêu Hà Giang đến thế!Từ thành phố Hà Giang, chúng tôi ngược lên phía Bắc, bắt đầu hành trình hướng tới cao nguyên đá Đồng Văn - di sản Công viên địa chất toàn cầu trải dài qua địa bàn bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Cả bốn huyện đều nằm trên quốc lộ 4C - còn được biết đến với cái tên đặc biệt: Con đường Hạnh Phúc.