(HBĐT) - Hiện nay, du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch.



Nhân viên khu nghỉ dưỡng Mai Châu HideAway (Mai Châu) giới thiệu với du khách nước ngoải sản phẩm du lịch địa phương.

Được xác định là một trong các khâu đột phá của tỉnh, những năm gần đây, ngành du lịch đã có bước phát triển mạnh mẽ với đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch. Toàn tỉnh có trên 30 khu, điểm du lịch hoạt động về: du lịch văn hóa, sinh thái; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch nghỉ dưỡng. Nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng như: hồ Hòa Bình, suối khoáng Kim Bôi, chùa Tiên (Lạc Thủy), sân golf Phượng Hoàng (Lương Sơn), Serena Resort (Kim Bôi); Mai Châu Ecolodge… Năm 2019, toàn tỉnh đã đón 3,1 triệu lượt khách thăm quan du lịch, tăng 15,4% so với năm 2018, trong đó, khách quốc tế trên 400.000 lượt khách, khách nội địa 2,7 triệu lượt khách.

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp hoạt động lữ hành quốc tế, hiện có 10 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 434 đơn vị hoạt động cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch, với 39 khách sạn, 243 nhà nghỉ, 152 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch cộng đồng. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch cả trực tiếp, gián tiếp trên 4.000 người, lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 8,9%; trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm 45,1%, có đến 46% lao động chưa qua đào tạo, hoặc đã qua đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu. 
Đồng chí Đỗ Lê Phương, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch (Sở VH-TT&DL) cho biết: Thực tế, nguồn nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay còn ở trình độ thấp, đa số chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu mới qua tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn. Lực lượng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cao chưa nhiều, tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt yếu về trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Do đó, việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, và cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh tranh, thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch. Sở VH-TT&DL đã chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực du lịch, góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Hàng năm, Sở phối hợp với các trường chuyên nghiệp tổ chức tập huấn nghiệp vụ về du lịch, kỹ năng kinh doanh lưu trú tại nhà dân; nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch; nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, quản lý cơ sở lưu trú; nghiệp vụ du lịch cho lái xe ô tô, lái tàu, thuyền, nhân viên trên phương tiện ô tô, tàu, thuyền phục vụ khách du lịch… Trong 6 tháng đầu năm nay, Sở đã phối hợp mở 3 lớp tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho trên 70 người, có 2 lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn OCOP cho trên 50 người của xã Tiền Phong, Cao Sơn (Đà Bắc), xã Phú Cường, Vân Sơn (Tân Lạc); 1 lớp cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế; 1 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho 20 hộ kinh doanh hoạt động du lịch homestay ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Sở tiếp tục tập trung hỗ trợ về cơ sở vật chất, tuyên truyền, quảng bá, xây dựng sản phẩm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho toàn tỉnh.

Hoạt động trong kinh doanh du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao, hoàn thiện các sản phẩm du lịch. Để đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Trong thời gian tới, lực lượng lao động ngành du lịch phải được tăng cường cả về số lượng, chất lượng, chú trọng đào tạo tính chuyên nghiệp theo yêu cầu, xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hướng tới tiêu chuẩn, trình độ kỹ năng của khu vực, quốc tế, để đáp ứng nhu cầu đón tiếp phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.


Hồng Ngọc

Các tin khác


Thu hút đầu tư phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, có nhiều đảo nhỏ kỳ vĩ và cũng rất đỗi thơ mộng, được ví là Hạ Long trên cạn của tỉnh, có nhiều tiềm năng, lợi thể để phát triển các loại hình du lịch, như du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái, tâm linh. 

Trang viên Đồng Gội - điểm nghỉ dưỡng lý tưởng

(HBĐT) - Trang viên Đồng Gội thuộc xã Hòa Sơn (Lương Sơn) nằm trên một sườn đồi, cạnh những bản làng xinh đẹp được bao quanh bởi những cánh đồng lúa, đồi cây bát ngát đang là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách. 

“Thị trấn ma” thời trung cổ chìm dưới đáy hồ sẽ xuất hiện trở lại

Một "thị trấn ma" thời trung cổ có thể sớm xuất hiện từ đáy hồ ở Tuscany, Italy. Đó là lần đầu tiên ngôi làng đổ nát nhìn thấy ánh sáng ban ngày sau 27 năm.

7 quốc gia cấp tiền cho khách tới du lịch sau COVID-19

Một vài quốc gia và điểm đến đã quyết định triển khai sáng kiến mới nhằm tái khởi động ngành du lịch và lôi kéo du khách nước ngoài quay trở lại sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Đà Nẵng: Đào tạo nguồn nhân lực để phục hồi du lịch

Thời gian qua, Sở Du lịch Đà Nẵng phối hợp với Hiệp hội Du lịch và các sở ban ngành từng bước tổ chức một số chương trình kích cầu để từng bước khôi phục lại hoạt động du lịch trên địa bàn. Trong đó, công tác đào tạo hỗ trợ du lịch là nhiệm vụ được tập trung chú ý hàng đầu.

Mục sở thị “vương quốc sao biển” ở Phú Quốc

Với những ai chưa từng đến Phú Quốc có lẽ "vương quốc sao biển” là một trong những điểm đến gây tò mò nhất, thôi thúc khám phá nhất, bởi những hình ảnh nơi đây được cộng đồng mạng chia sẻ: vẻ đẹp hiếm có với nước biển trong xanh, bãi cát trắng dài và rất nhiều sao biển đúng như tên gọi mà khách du lịch đặt tên cho nơi này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục