Đây là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) mà cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cộng đồng đang chung tay thực hiện. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với việc xác định mục tiêu, có những biện pháp tích cực và sự nỗ lực từ các tổ chức, dự án, chương trình… mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (PN&TE) trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.


Cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia tập huấn triển khai hoạt động dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình".

Ghi nhận từ một dự án

Theo Hội LHPN tỉnh, Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với PN&TE” là 1 trong 10 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021 - 2025. Dự án hướng tới đối tượng là PN&TE gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên PN&TE gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật. Qua đó đặt mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc PN&TE, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án 8, Hội LHPN tỉnh và các cấp Hội trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các nhóm zalo, fanpage và trang thông tin điện tử của Hội để cập nhật, chia sẻ thông tin đến cán bộ, hội viên. Đồng thời tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội cấp huyện, xã và cán bộ thôn ở địa bàn thực hiện các nội dung trong Dự án 8 như kỹ năng lập kế hoạch truyền thông, bình đẳng giới…

Cụ thể, đối với hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho PN&TE, các cấp Hội khẩn trương khảo sát, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương, thành lập tổ truyền thông tại cộng đồng thành viên là những người có uy tín, có năng lực truyền thông trên địa bàn thôn, bản, mỗi tổ đều có sự tham gia của cả nam và nữ. Song song với đó triển khai xây dựng nhiều mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo tiếng nói của trẻ em gái như: Mô hình tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy, câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi… Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh đã thành lập được 392 mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng” tại 10 huyện, thành phố; thành lập, duy trì 105 mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”...

Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm… Trong năm 2023, Hội LHPN tỉnh, huyện tổ chức 184 hội nghị, tập huấn, 3 hội thi cấp tỉnh, 8 cuộc truyền thông, tọa đàm, 7 lễ phát động, 25 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản... qua đó tích cực truyền thông cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng nắm vững thông tin, kỹ năng cần thiết nhằm giúp đỡ kịp thời những nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Đặc biệt, thông qua việc thành lập 100 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi” ở các địa phương trong tỉnh thu hút gần 2 nghìn thành viên tham gia, đã góp phần thúc đẩy đảm bảo tiếng nói, vai trò của trẻ em gái trong phát triển KT-XH ở các địa phương trong tỉnh.

Với nhiều cách làm, mô hình sáng tạo, Dự án 8 đã góp phần nâng cao nhận thức, trang bị những kiến thức cần thiết cho PN&TE gái trong đồng bào dân tộc. Qua đó thúc đẩy một cách mạnh mẽ và tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết một cách căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với PN&TE gái.

Xác định một số biện pháp quan trọng để thực hiện được mục tiêu

Theo các chuyên gia về bình đẳng giới, tiếp cận giáo dục chất lượng và đào tạo kỹ năng là biện pháp quan trọng đảm bảo PN&TE có cơ hội tiếp cận nghề nghiệp. Điều này giúp cải thiện tình hình kinh tế cá nhân và đóng góp tích cực cho xã hội. Tiếp đó là các biện pháp quan trọng như: Tôn trọng và bảo vệ quyền của PN&TE (bao gồm quyền sống, quyền sở hữu và kiểm soát tài sản, quyền kiểm soát sức khỏe và quyền không bị bạo lực); đảm bảo bình đẳng trong nơi làm việc (tạo điều kiện công bằng và bình đẳng trong nơi làm việc để phụ nữ có thể thăng tiến và phát triển trong sự nghiệp); hỗ trợ phụ nữ làm chủ kinh tế; xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em (bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, lạm dụng và khuyến khích môi trường học tập, phát triển an toàn); tạo ra chính sách hỗ trợ (xây dựng, thực hiện chính sách công cộng hỗ trợ PN&TE, bao gồm chính sách về chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phát triển kinh tế); xây dựng ý thức cộng đồng (tăng cường ý thức trong cộng đồng về quyền lợi của PN&TE, khuyến khích mọi người tham gia vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết này); theo dõi và đánh giá (thực hiện các công cụ đánh giá, theo dõi để đảm bảo tiến bộ và đo lường hiệu suất trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, quyền của PN&TE); khuyến khích tham gia chính trị (đảm bảo sự tham gia, đại diện của PN&TE trong các cấp quản lý và quyết định chính trị); tạo ra môi trường trực thuộc (xây dựng môi trường mà PN&TE có thể tự do diễn đạt quan điểm, mong muốn của mình mà không sợ bị kỳ thị hoặc trả giá); hỗ trợ tài chính và xã hội (cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính, xã hội cho PN&TE trong tình huống khó khăn, bao gồm hỗ trợ thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ); giáo dục về bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình và tình dục ...

Dựa trên các biện pháp cơ bản, quan trọng để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ đã và đang chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, chiến lược công tác bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2030. Hội LHPN tỉnh với vai trò tham mưu cấp uỷ, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới với hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, giúp PN&TE có cơ hội được tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Các sở, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Người dân chủ động trong việc tiếp cận các luật, tuân thủ pháp luật về bình đẳng giới, qua đó trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để có thể ứng phó với những hành vi bạo lực…

Ngày 13/12/2023, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với phụ nữ tỉnh năm 2023 với chủ đề: Đồng hành cùng tổ chức hội trong thúc đẩy bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Tại hội nghị, với tinh thần thẳng thắn, cởi mở, cán bộ, hội viên phụ nữ đã nêu 16 lượt ý kiến, kiến nghị được Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành liên quan trả lời. Có nhiều câu hỏi xung quanh các nội dung liên quan tới quyền lợi của phụ nữ trong đời sống, công tác cán bộ nữ, hoạt động bảo vệ phụ nữ hiện nay. Hội Phụ nữ các cấp mong muốn tỉnh có những giải pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ Hòa Bình nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng phát triển, góp phần tăng tỷ lệ nữ, trong đó có cán bộ nữ dân tộc tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đề nghị có sự quan tâm, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, cống hiến sức lao động cho địa phương và thuận lợi trong chăm sóc gia đình; có chính sách hỗ trợ lao động, dạy nghề cho phụ nữ nông thôn trong tuổi lao động, phụ nữ ở những vùng thu hồi đất sản xuất; có giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do phụ nữ làm ra…

Các câu hỏi, ý kiến của cán bộ, hội viên phụ nữ được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh ghi nhận, đánh giá cao. Đồng chí đề nghị, sau buổi đối thoại, các sở, ngành, địa phương, Hội LHPN tỉnh cần thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi; cụ thể hóa những kiến nghị phù hợp của cán bộ, hội viên phụ nữ thành cơ chế, chính sách, thống nhất, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của đơn vị, địa phương mình.

Hồng Duyên


Nhóm ý kiến: 

Từng bước rút ngắn khoảng cách giới, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ

Bên cạnh những kết quả đạt được, khoảng cách giới còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực của cuộc sống. Cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới... Ngoài ra, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới ở một số ngành, địa phương còn mang tính hình thức, thiếu thường xuyên. Đa phần đối tượng được phổ biến là nữ, từ đó nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân còn hạn chế, định kiến giới vẫn còn tồn tại trong xã hội, hiện tượng bạo lực gia đình còn xảy ra…

Để giải quyết một số rào cản, hạn chế còn tồn tại, mong muốn các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên địa bàn tăng cường đầu tư hơn nữa nguồn lực cho các đơn vị hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan của Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội; kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chủ trương về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới, xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến; duy trì, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước...

 

Hoàng Thị Duyên

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh


Tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm 

Theo kế hoạch thực hiện "Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2022 - 2025 của Hội LHPN tỉnh; nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em... Hội LHPN huyện Lạc Sơn tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân; Vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới, lồng ghép triển khai thực hiện gắn với chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2022 - 2025; Tổ chức các hoạt động nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em; Thực hiện hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội đáp ứng nhu cầu thiết thân của phụ nữ; Đề xuất, tham gia xây dựng luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em, bình đẳng giới.

Bùi Thị Ngợi

Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn


Các tin khác


Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” - điểm tựa của trẻ mồ côi

(HBĐT) - Chương trình "Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động từ cuối năm 2021 với ý nghĩa nhân văn vừa xoa dịu nỗi đau, vừa trở thành điểm tựa vững chắc để các em mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện được phát triển toàn diện. Bằng sự thấu hiểu, sẻ chia, những người"Mẹ đỡ đầu” đã dang rộng vòng tay yêu thương, trở thành điểm tựa để trẻ mồ côi, các em có hoàn cảnh đặc biệt có thêm nghị lực, vững bước trên con đường phía trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục