Cơ sở khai thác đá của Công ty TNHH Phát Đạt tại xã Kim Bình chỉ cách nhà dân và đường liên huyện hơn 100 m.
(HBĐT) - Ông Vũ Duy Công, Phó phòng TN&MT huyện Kim Bôi cho biết: Trên địa bàn huyện có nhiều loại khoáng sản như: than, cao lanh, sắt, vàng… nhưng các mỏ có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác. Hiện nay có 13 cơ sở được cấp phép khai thác khoáng sản. Trong đó có 3 cơ sở khai thác đá vôi làm VLXD, diện tích 6,35 ha, 5 cơ sở khai thác quặng vàng, diện tích 125 ha; 5 cơ sở khai thác cao lanh, sắt, đồng, diện tích 82,41 ha.
Trên thực tế có 5 cơ sở đang tiến hành hoạt động khai thác đá, cao lanh, sắt, đồng: tổ hợp khai thác đá Hoàng Ánh tại xã Bắc Sơn, diện tích 0,75 ha; Công ty TNHH Phát Đạt tại xã Kim Bình, diện tích 1,6 ha, Công ty TNHH Khải Thành tại xã Cuối Hạ, Công ty TNHH khai thác VLXD khoáng sản Kim Bôi tại xã Cuối Hạ, Công ty CP Long Đạt tại xã Cuối Hạ. Một số cơ sở đang trong quá trình xây dựng CSHT khai trường: Công ty Ba Đình tại xã Nật Sơn, Công ty Thủ Đô tại xã Kim Sơn và Hợp Kim. Các cơ sở đủ điều kiện hoạt động nhưng nhiều năm nay không hoạt động: Công ty Kim Trường tại xã Nam Thượng; Công ty Khoáng sản Hoà Bình tại xã Đú Sáng. Các cơ sở khai thác khoáng sản đều có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động không đều, theo mùa vụ, trung bình 20 công nhân/mỏ và hầu hết chưa thực hiện đầy đủ cam kết bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Phát Đạt tiến hành khai thác đá tại xóm Lục Đồi, xã Kim Bình được gần 5 năm. Vị trí khai thác đá chỉ cách nhà dân và đường liên huyện hơn 100 m. Theo cán bộ phòng TN&MT huyện, qua các lần kiểm tra, Công ty có vi phạm quy định xử lý bụi trong hoạt động nghiền sàng. Mặc dù có đầu tư hệ thống phun sương và dập bụi nhưng chưa thực sự hiệu quả. Công ty chưa có hệ thống xử lý nước mưa chảy tràn, thu gom riêng. Trong quá trình nổ mìn vẫn xảy ra tình trạng đá bắn vào nhà dân. Khi chúng tôi đến Công ty, mặc dù không gặp được chủ cơ sở nhưng một số người dân xung quanh đã chủ động trò chuyện về ảnh hưởng của bụi, đá rơi, tiếng ồn khi hệ thống khai thác hoạt động. Chị Bùi Thị Ánh chỉ tay lên những lỗ thủng trên mái hiên lợp tấm prôximăng cho biết: Mái prôximăng của gia đình đã phải đảo đến 4 lần. Nguyên nhân là do Công ty Phát Đạt nổ mìn bắn vào. Đã có trường hợp người dân đi qua đường bị đá bắn vào mũ bảo hiểm. Mỗi khi Công ty hoạt động, bật tivi trong nhà không nghe thấy gì, có khi ngồi trong nhà còn phải đeo khẩu trang. Khi ốm đau phải về tận nhà mẹ đẻ cách 4 km để nghỉ ngơi. Ngay cả những cơ sở được cấp phép còn vi phạm quy định, ở Kim Bôi vẫn đã và đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Theo ông Vũ Duy Công, trạng này hiện khá phức tạp. Đối tượng vi phạm chủ yếu là cá nhân tự tổ chức phương tiện, lao động khai thác cát, sỏi lòng sông; vàng sa khoáng trên các sông, suối; quặng vàng, than. Trong đó, tập trung tại các xã: Cuối Hạ, Kim Sơn, Mỵ Hòa… Tại xã Cuối hạ có khoảng gần 30 lò khai thác than trái phép. Trước thực trạng trên, UBND huyện đã ban hành quyết định về việc thành lập BCĐ kiểm tra, xử lý khai thác khoáng sản trái phép. Thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, xử lý từ huyện đến xã. Năm 2011, UBND huyện đã ban hành 16 quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Năm 2012, phòng TN&MT đã phối hợp kiểm tra và tham mưu cho UBND huyện tiếp tục ban hành quyết định xử phạt đối với 17 đối tượng, số tiền 275 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện tăng cường truyền thông các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường đến nhân dân. Phòng TN&MT đã mở được 5 lớp tập huấn cho trên 400 người tham gia; kiểm tra việc chấp hành cam kết bảo vệ môi trường tại các cơ sở. Đặc biệt, phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành chỉ thị tăng cường QLNN về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, xã; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm. Đến nay, các tụ điểm khai thác trái phép đã được xử lý, hạn chế nhưng vẫn còn xảy ra. Để khắc phục tình trạng này, theo Trưởng phòng TN&MT Nguyễn Việt Hòa, bên cạnh tăng cường kiểm tra, xử lý của đơn vị chức năng, cấp ủy Đảng, chính quyền các xã cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý tài nguyên khoáng sản; không nên ỷ lại vào cấp trên. Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông tới nhân dân. Tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động xã hội và cảnh quan môi trường của các điểm khai thác khoáng sản. Phối hợp với các ngành chức năng rà soát lại quy hoạch quản lý khai thác khoáng sản gắn với tổng thể quy hoạch phát triển KT- XH địa phương. Cái khó hiện nay là lực lượng kiểm tra, xử lý mỏng và chưa có cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của các cơ sở khai thác quặng vàng.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Đoạn quản lý Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) số 9 được giao nhiệm vụ quản lý, đảm bảo TTATGT trong phạm vi tuyến sông Đà với tổng chiều dài 261km, trong đó có 58km tuyến hạ lưu sông Đà và 203 km lòng hồ Hoà Bình thuộc địa bàn 4 tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.
(HBĐT) - Ngày 28/5, tại xã Hiền Lương (Đà Bắc), Chi cục Thủy sản và tỉnh Đoàn TN đã phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho 50 đoàn viên, thanh niên các xã vùng hồ sông Đà, gồm: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Mường Tuổng, Đồng Nghê, Yên Hòa, Đồng Ruộng, Suối Nánh, Đồng Chum.
(HBĐT) - CĐ ngành công thương hiện có hiện trên 1.400 lao động, trong đó có trên 1.700 ĐVCĐ, 13 CĐCS (trong đó có 2 CĐCS HCSN và 11 CĐCS khối doanh nghiệp cổ phần). Hưởng ứng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, hàng năm Công đoàn ngành phát động phong trào đến các CĐCS và được 100% CĐCS nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Đặc biệt, phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ đã đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh.
(HBĐT) - Từ ngày 24 – 27/5, huyện Kim Bôi đã tổ chức cấp phát 56 thùng đựng rác, thể tích 100 lít và 8 xe chở rác, thể tích 1m3 cho 21 đơn vị với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Việc phân bổ ưu tiên cho các trường học đã đạt chuẩn và đang xây dựng trường chuẩn; UBND các xã, thị trấn. Hiện nay, thị trấn Bo và xã Hạ Bì đã thành lập được 3 đội thu gom rác.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh, tổng diện tích tự nhiên là 56.388,48 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên của huyên, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 29.269,4 ha, rừng trồng 5.787,2 ha.
(HBĐT) - Ngày 24/5, huyện Mai Châu tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCLB & TKCN năm 2012, triển khai công tác PCLB & TKCN năm 2013.