(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Dự hội nghị có lãnh đạo tỉnh Sơn La; Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đại diện lãnh đạo các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Phú Thọ; các chuyên gia và nhà khoa học; các doanh nghiệp, HTX, nông dân tiêu biểu.
Với chủ đề "Chuyển giao công nghệ - Dịch vụ xã hội - Đào tạo nhân lực nông nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, hội nghị là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của Học viện sẽ tổ chức tại các địa phương trong các vùng trên cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của học sinh THPT. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc theo hướng sinh thái, tuần hoàn, chất lượng, hiệu quả, bền vững.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp, HTX, nông dân các địa phương đã trực tiếp đặt câu hỏi về việc phát triển cây ăn quả cũng như công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, mong muốn được giải đáp các kỹ thuật nâng cao chất lượng các cây trồng chủ lực vùng Tây Bắc như cây có múi, mận hậu, mắc ca và một số loại cây trồng thế mạnh khác.
Các chuyên gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giải đáp những thắc mắc, chia sẻ các giải pháp, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp xanh, sạch và an toàn, định hướng nhu cầu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến nông sản...
Đ.H
(HBĐT) - Ngày 7/3, Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với 63 điểm cầu HND các tỉnh, thành phố. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu T.Ư Hội có các đồng chí: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lương Quốc Đoàn, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư HND Việt Nam; Lê Thị Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ TN&MT. Tại điểm cầu HND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Theo ông Ngô Sách Thực, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một dự án có hai cơ chế bồi thường như trong dự thảo Luật Đất đai sẽ phát sinh nhiều khó khăn, phức tạp trong triển khai thực tế.
(HBĐT) - Sau khi tiếp cận với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tôi thấy dự thảo luật được soạn thảo công phu, mang tính lý luận và thực tiễn, có tính khả thi. Dự thảo luật đã tiếp cận, sửa đổi những bất cập, tồn tại, hạn chế trong Luật Đất đai năm 2013. Tôi cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), xin góp một số ý kiến như sau:
(HBĐT) - Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này được Ban soạn thảo xây dựng công phu, chi tiết; bổ sung, sửa đổi nhiều điều, khoản hơn so với dự thảo trước. Qua nghiên cứu trực tiếp dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tôi có một số ý kiến góp ý như sau:
Lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh, thành phố, bộ, ngành trong cả nước. Vừa qua, Chính phủ có Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 11/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó nhấn mạnh các giải pháp để thúc đẩy hiệu quả hơn nữa hoạt động quan trọng này.
(HBĐT) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) nhận thấy dự thảo luật đã đề ra nhiều chính sách mới; sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng. Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản nhất trí với dự thảo luật và tham gia ý kiến tại một số chương, điều như sau: