(HBĐT) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), về cơ bản, Sở NN&PTNT nhất trí với dự thảo Luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ngành, sở tập trung góp ý một số nội dung sau:
- Theo quy định tại Khoản 4, Điều 185 dự thảo Luật thì tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ) quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế đối với trường hợp tập trung đất nông nghiệp để thực hiện dự án thì tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tập trung đất đai có phải thực hiện theo thủ tục của pháp luật về đầu tư không? Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ sẽ quyết định điều gì khi xem xét phương án SDĐ? Tiêu chí để quyết định là gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Mối quan hệ giữa thủ tục này với thủ tục của pháp luật về đầu tư như thế nào? Đây là quy định về mặt thủ tục có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện, trái với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, do vậy cần quy định rõ vấn đề trên.
- Tại Khoản 2, Điều 52 quy định: "Cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền SDĐ ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó”. Quy định này chưa phù hợp, vì thực tế có trường hợp cha mẹ cho con (thừa kế) nhưng con không có hộ khẩu tại địa phương đó. Đề nghị chỉnh sửa lại cho hợp lý.
- Tại Khoản 1, Điều 122 quy định: "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua và phù hợp với quy định tại Điều 116 của Luật này. Việc chuyển mục đích SDĐ lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất phải tuân thủ theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định". Tuy nhiên, tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 20 của Luật Lâm nghiệp quy định: (1) Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên; (2) Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha. Như vậy, việc quy định chuyển mục đích SDĐ rừng giữa Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp chưa phù hợp, đề nghị cơ quan chức năng xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Điều 225 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: "Tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. UBND các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, SDĐ để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết theo thẩm quyền khi được yêu cầu”. Như vậy, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (bỏ UBND cấp huyện và cấp tỉnh). Quy định này có làm hạn chế việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền về đất đai vốn là lĩnh vực rất nhiều vụ việc, khó khăn, phức tạp và Tòa án có đảm bảo giải quyết toàn bộ các tranh chấp liên quan đến đất đai.
- Điều 172, Khoản 3 đề nghị chỉnh sửa câu "Đối với đất trồng lúa thì thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 176 của Luật này” thành "Đối với đất trồng lúa thì thực hiện theo quy định tại Khoản 5, 6, Điều 176 của Luật này".
- Điều 176, Khoản 1 đề nghị chuyển "Đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ hai vụ lúa trở lên" lên Điều 2. Giải thích từ ngữ.
- Điều 176, Khoản 5 đề nghị chỉnh sửa cụm từ "... nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa theo quy hoạch, phù hợp với quy định của pháp luật" thành "...không mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật".
Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình
(HBĐT) - Sau khi tiếp cận với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tôi thấy dự thảo luật được soạn thảo công phu, mang tính lý luận và thực tiễn, có tính khả thi. Dự thảo luật đã tiếp cận, sửa đổi những bất cập, tồn tại, hạn chế trong Luật Đất đai năm 2013. Tôi cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), xin góp một số ý kiến như sau:
(HBĐT) - Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này được Ban soạn thảo xây dựng công phu, chi tiết; bổ sung, sửa đổi nhiều điều, khoản hơn so với dự thảo trước. Qua nghiên cứu trực tiếp dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tôi có một số ý kiến góp ý như sau:
Lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh, thành phố, bộ, ngành trong cả nước. Vừa qua, Chính phủ có Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 11/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó nhấn mạnh các giải pháp để thúc đẩy hiệu quả hơn nữa hoạt động quan trọng này.
(HBĐT) - Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) nhận thấy dự thảo luật đã đề ra nhiều chính sách mới; sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng. Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản nhất trí với dự thảo luật và tham gia ý kiến tại một số chương, điều như sau:
(HBĐT) - Ngày 28/2, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham dự có gần 70 đại biểu đại diện các phòng, ban và UBND các xã, phường trên địa bàn.
(HBĐT) - Sáng 28/2, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến lấy ý kiến về các quy định liên quan vấn đề tài chính đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề khác liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì hội nghị. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.