Vào lúc 3 giờ 30 phút ngày 5/6, tàu 732 thuộc Hải đội 922, Hải đoàn 129 Hải quân đã cập cảng âu tàu Sinh Tồn, huyện Trường Sa và bàn giao ngư dân bị tai nạn cho Bệnh xá đảo Sinh Tồn tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc. Tình trạng ngư dân sức khỏe ổn định.


Tàu 732, Hải đội 922, Hải đoàn 129 Hải quân tiếp cận ngư dân gặp nạn đưa về cấp cứu tại Bệnh xá đảo Sinh Tồn. Ảnh: Duy Tân

Trước đó, lúc 16 giờ 30 phút ngày 4/6, trong lúc tàu cá QNa94097TS đang khai thác thủy sản tại khu vực Tây Nam đảo Đá Lớn 33 hải lý, cách đảo Sinh Tồn 67 hải lý, thì ngư dân Nguyễn Minh Thi (sinh năm 1988), quê quán xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã bị trượt ngã dẫn đến đứt gân tay, các ngư dân trên tàu đã tiến hành sơ cứu, băng bó cho nạn nhân. Đồng thời, tàu đã liên hệ đảo Sinh Tồn đề nghị hỗ trợ khẩn cấp.

Thực hiện chỉ đạo của Sở chỉ huy Quân chủng hải quân, tàu 732 (thuộc Hải đội 922, Hải đoàn 129 Hải quân) đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực đảo Sinh Tồn cơ động, cùng 2 bác sĩ của Trung tâm y tế đảo Sinh Tồn, đã ra tàu cá để kịp thời cấp cứu ngư dân.

Đến 23 giờ 30 phút, tàu 732 đã tiếp cận được tàu cá bị nạn. Do tàu cá là ghe câu mực nên khó tiếp cận, phải sử dụng thuyền thúng (mủng) để vận chuyển ngư dân sang tàu 732 cấp cứu. Bệnh nhân bị vết thương sâu, da nhợt nhạt do mất máu thời gian dài. Tàu 732 đã phối hợp bác sĩ kiểm tra vết thương, băng bó, tiêm giảm đau và động viên tinh thần ngư dân. 

Được biết, tàu cá QNa94097TS do ông Trương Công Bình (sinh năm 1872) thường trú tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, làm thuyền trưởng, trên tàu có 39 lao động làm nghề câu mực xuất bến đi khai thác hải sản từ ngày 29/4/2024.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Học viện Hải quân tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X

Sáng 22/5, tại Binh đoàn 15 (thành phố Pleiku, tỉnh Gai Lai), Đoàn nghệ thuật quần chúng Học viện Hải quân tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X năm 2024. Đại tá, PGS, TS. Ngô Thành Công, Phó Giám đốc Học viện và các cơ quan chức năng của Học viện tham dự, động viên.

Ngày thường nơi nhà giàn DK1

Nhà giàn DK1 là Cụm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật được bắt đầu xây dựng từ năm 1989 dưới dạng các nhà giàn, trên thềm lục địa phía Nam đất nước, cách đất liền khoảng 250 - 350 hải lý. Hiện nay, 15 nhà giàn DK1 thuộc các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau. Cụm bãi cạn: Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Tư Chính, Ba Kè, Cà Mau… được ví như những "pháo đài” chốt giữ nơi tiền tiêu, đầu sóng ngọn gió.

Chai nước biển Trường Sa và chuyến hải trình của cuộc đời

Là thành viên trong Đoàn công tác số 12 thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 năm 2024, có cha là liệt sỹ hải quân hy sinh trên vùng biển Trường Sa, ngay sau chuyến hải trình dài ngày, vừa đặt chân lên đất liền, chị Trần Thị Liên (Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) vội vã trở về quê hương Diễn Châu, Nghệ An để đặt lên bàn thờ chai nước nhỏ lấy từ vùng biển Trường Sa và nghẹn ngào bên mẹ: "Con đã hoàn thành ước nguyện một lần gặp được cha”.

Nỗ lực chống khai thác IUU để phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản

Tỉnh Kiên Giang hiện có gần 10.000 tàu cá từ 6m trở lên; trong đó có gần 4.000 tàu 15m trở lên đánh bắt xa bờ. Để góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban châu Âu (EC), các đơn vị Biên phòng trong tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, kiên quyết xử lý vi phạm về khai thác thủy sản.

"Thi nhặt rác bãi biển"- hoạt động có ích với môi trường biển đảo Cô Tô

Ngày 13/5, tại bãi biển Tình Yêu thuộc khu vực thị trấn Cô Tô (huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh), 60 du khách thuộc Công ty Phan Nguyễn đã tham gia nhặt rác, làm sạch bãi biển.

Tạo động lực tăng trưởng mới từ kinh tế biển

Kinh tế biển không chỉ làm giàu cho đất nước mà còn gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục